• Luật Hồng Phúc

Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp

Thành lập công ty đòi hỏi các cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp phải nắm rõ được các điều kiện và thủ tục mở công ty. Về thủ tục trình tự và hồ sơ thành lập các loại hình công ty liệu có giống nhau?  Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty theo luật mới nhất.

Chọn loại hình công ty

Mỗi loại hình doanh nghiệp được quy định đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Căn cứ vào số lượng thành viên, số vốn, trách nhiệm tài sản, cơ cấu tổ chức công ty … mà cá nhân, tổ chức mở công ty cần phải suy nghĩ là lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất. Hiện tại Luật Doanh nghiệp 2020 quy định có 05 loại hình công ty bao gồm:

  1. Công ty cổ phần
  2. Công ty TNHH một thành viên
  3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  4. Công ty hợp danh
  5. Doanh nghiệp tư nhân

Như vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức phải lựa chọn được loại hình công ty phù hợp với nhu cầu và mong muốn.

thanh-lap-doan-nghiep-mo-cong-ty-thanh-lap-cong-ty-luathongphuc-vn

Chuẩn bị hồ sơ mở công ty

Sau khi đã lựa chọn được loại hình công ty phù hợp thì bưới tiếp theo sẽ là soạn hồ sơ. Theo đó, thành phần hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục Nghị định 122/2020/NĐ-CP;
  • Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền nếu công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Trường hợp công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên, hồ sơ gồm Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP  của từng đại diện theo ủy quyền.
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
  1. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP  của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;
  2. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
  3. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Riêng đối với các loại hình công ty khác nhau thì sẽ có thêm một số tài liệu khác như:

Với loại hình công ty cổ phần:

Cần có danh sách cổ đông sáng lập của công ty và phải có ít nhất 03 chủ thể và Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cần phải tuân thủ mẫu theo Phụ lục I-4 Nghị định 122/2020/NĐ-CP

Với loại hình doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Cần thêm danh sách thành viên và số lượng thành viên của công ty không được ít hơn 02 người và không được quá 50 người. Đối với Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cần phải tuân thủ mẫu theo Phụ lục I-3 Nghị định 122/2020/NĐ-CP.

Với loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh:

Trong giấy đề nghị phải thể hiện rõ số lượng thành viên hợp danh khi thành lập là không ít hơn 02 thành viên hợp danh. Đối với Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cần phải tuân tủ mẫu theo Phụ lục I-5 Nghị định 122/2020/NĐ-CP

Với loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH Một thành viên:

Sẽ không cần thêm loại giấy tờ nào nữa nhưng đối với giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp thì phải tuân thủ theo Phụ lục I-2 Nghị định 122/2020/NĐ-CP.

Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân:

Không cần có Điều lệ công ty và không có các giấy tờ pháp lý của tổ chức thành lập doanh nghiệp tư nhân vì tổ chức không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân. Liên quan đến Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân thì sẽ phải theo mẫu tại Phụ lục I-1 Nghị định 122/2020/NĐ-CP.

Nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập doanh nghiệp

Nộp hồ sơ thành lập công ty

Sau khi đã chuẩn bị đấy đủ một bộ hồ sơ gồm các tài liệu nêu trên thì người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Nhận kết quả mở công ty

Sau khi nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và gửi thông báo cho công ty về hồ sơ đã hợp lệ hay chưa và có cần sửa đổi bổ sung hay không. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi nhận được thông báo về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật có thể đến trực tiếp Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nhận qua đường bưu điện.

Khắc con dấu doanh nghiệp

Đây là một bước không thể thiếu trong thủ tục thành lập công ty. Nếu không có con dấu thì công ty khổng thể đi vào hoạt động, các giấy tờ của công ty không được đóng dấu thì sẽ không có hiệu lực pháp luật. Khi thực hiện khắc con dấu thì người đi khắc dấu cần phải tìm chỗ khắc dấu uy tín để đảm bảo chất lượng con dấu. Trên con dấu phải có đầy đủ tên công ty, địa chi công ty (bao gồm quận/ huyện, tỉnh/thành phố), mã số thuế.

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng toàn bộ quy trình, thủ tục mở công ty theo quy định mới nhất hiện nay. Qúy khách hàng có nhu cầu t thành lập mới công ty hoặc cần tư vấn về lĩnh vực doanh nghiệp có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ.

Ngoài quý khách hàng có thắc mắc về những vấn đề dưới đây thì có thể chat Zalo hoặc gọi trực tiếp được tư vấn chính xác nhé:

  • Thành lập công ty tại TPHCM
  • Hướng dẫn thành lập công ty
  • Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
  • Chi phí thành lập công ty
  • Tư vấn hồ sơ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp trọn gói
  • Nên mở công ty kinh doanh gì ?
  • Dịch vụ mở công ty trọn gói TPHCM
  • Muốn mở công ty cần học ngành gì ?
  • Thành lập doanh nghiệp tphcm
  • Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Thành lập doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc của một chủ thể muốn tham gia vào thị trường kinh doanh
  • Thành lập doanh nghiệp mới
  • Thành lập doanh nghiệp xã hội
  • Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn ?
Câu hỏi thường gặp
  1. Chủ doanh nghiệp bỏ trốn có được thành lập doanh nghiệp mới

    Đầu tiên cần phải xác định chủ doanh nghiệp bỏ trốn vì lý do gì ?

    • Vi phạm liên quan đến lĩnh vực hình sự và đang bi truy nã của cơ quan công an.
    • Vi phạm các tội liên quan đến lĩnh vực dân sự.
    • Vi phạm các quy định hành chính, thuế.

    Nếu cơ chủ doanh nghiệp vi phạm các tội về hình sự thì không được phép thành lập công ty mới.

    Nếu chủ doanh nghiệp bỏ trốn vì vi phạm các tội dân sự, hành chính vẫn có thể thành lập công ty.

    Nếu chủ doanh nghiệp bỏ trốn vì vi phạm nghĩa vụ về thuế thì pháp luật không cấm thành lập mới công ty, nhưng sẽ phải hoàn thành các nghĩa vụ về thuế trước khi thành lập mới công ty.

  2. Không có hộ khẩu tại TP HCM có được mở công ty ?

    Quý khách hoàn toàn thành lập được công ty tại TP HCM mà không cần hộ khẩu.

  3. Thành lập doanh nghiệp cần phải đóng các loại thuế nào ?

    Thuế môn bài: đóng thuế môn bài hàng năm. Tuy nhiên năm 2021, khi quý khách hàng thành lập công ty sẽ được miễn thuế môn bài năm đầu tiên. Năm 2022, quy khách sẽ đóng thuế môn bài. Quý khách có xuất hóa đơn hay không cũng phải đóng thuế này.

    Thuế VAT 10% : nếu bạn xuất hóa đơn .

    Thuế thu nhập doanh nghiệp: thông thường là 20% trên tổng số lợi nhuận cuối năm.

    Thuế thu nhập cá nhân: doanh nghiệp đóng giúp cho người lao động 10% phần thu nhập trên 11,000,000 vnđ/tháng.

    Thuế tiêu thụ đặc biệt: áp dụng cho các ngành không được khuyến khích như rượu, bia ...

    Thuế bảo vệ môi trường: áp dụng cho các ngành hạn chế như xăng dầu, túi ni lông, thuốc diệt mối...

    Thuế nhập khẩu: áp dụng nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.

  4. Người đứng tên công ty có cần bằng cấp không ?

    Phạt luật Việt Nam quy định, công dân đủ 18 tuổi trở lên được thành lập công ty và bên cạnh đó cũng không cần bằng cấp. Ngoại trừ, một số ngành nghề yêu cần chuyên môn.

  5. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty ở đâu ?

    Khi quý khách hàng muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp thì nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

  6. Ai có quyền mở công ty ?

    Theo quy định của luật pháp Việt Nam, công dân đủ 18 tuổi trở lên là có thể thành lập công ty và khởi nghiệp.

  7. Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp ?

    Luật Doanh Nghiệp năm 2020 có quy định 5 loại hình doanh nghiệp gồm: 

    1. Doanh nghiệp tư nhân
    2. Công ty cổ phần
    3. Công ty hợp danh
    4. Công ty TNHH một thành viên
    5. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

     

Thông tin liên quan