- Luật Hồng Phúc
Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia thuộc Đông Nam Á là thu nhất nhiều vốn đầu tư nhất trong khu vực. Với tình hình chính trị ổn định cùng với nhiều chính sách mở cửa giao lưu kinh tế, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đến Việt Nam và tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh, thậm chí họ còn mở rộng kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh tại nhiều địa phương trên lãnh thổ Việt Nam. Bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc https://luathongphuc.vn/ sẽ giới thiệu về thủ tục thành lập chi nhánh gắn với dự án đầu tư.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại việt nam;
Chi nhánh được hiểu là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập các chi nhánh để phát triển hoạt động kinh doanh thì phải thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Việc thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài không chỉ đơn thuần là thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp, mà trước đó phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện xin giấy giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án này.
Nhìn chung, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam không phải là doanh nghiệp nước ngoài nên việc thành lập chi nhánh sẽ tuân theo thủ tục quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp.
Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh.
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ bị từ chối cấp: Phòng đăng ký kinh doanh từ chối cấp ciấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Trong trường hợp muốn tiết kiệm thời gian, thương nhân nước ngoài có thể lựa chọn thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Đối với thủ tục này, thương nhất nước ngoài không phải mất thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và sau đó là thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động của chi nhánh.
Khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam, căn cứ theo Điều 8 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, thương nhân nước ngoài cần lưu ý các điều kiện sau:
Sau khi đáp ứng đủ điều kiện trên, thương nhân nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Công thương nơi đặt chi nhánh. Trong vòng 07 ngày để từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp phép sẽ cấp Giấy phép hoạt động chi nhánh cho thương nhân nước ngoài.
Tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu, chiến lược kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài nên cân nhắc, lựa chọn cho mình một thủ tục phù hợp nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Trong trường hợp cần được tư vấn rõ hơn về việc thành lập chi nhánh, xin hãy liên hệ Công ty Luật Hồng Phúc.