- Luật Hồng Phúc
Với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng đều có thể thành lập chi nhánh. Đây là một trong những cách thức để các doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty. Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân như sau.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh được hiểu là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh có thể được thành lập trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà doanh nghiệp đang hoạt động. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Thành lập chi nhánh là một trong những cách thức để doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường.
Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Việc thành lập chi nhánh đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ có nhiều ưu điểm do văn phòng đại diện chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh chỉ có chức năng là nơi để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể, trong khi đó chi nhánh có đầy đủ các chức năng trên. Cụ thể chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh có thể hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc. Chi nhánh có quyền ký các hợp đồng, thực hiện các giao dịch nhan danh chi nhánh. Do đó, không chỉ doanh nghiệp tư nhân mà rất nhiều những loại hình doanh nghiệp khác cũng ưu tiên thành lập chi nhánh để mở rộng hoạt động của công ty.
Để thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ gồm những tài liệu sau (được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP):
Lưu ý: Đối với tên của chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu, phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Sau khi đã chuẩn bị đấy đủ một bộ hồ sơ gồm các tài liệu nêu trên thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh doanh nghiệp tư nhân đặt trụ sở.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Việc lập chi nhánh doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc giấy tờ tương đương. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về thủ tục thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục thành lập chi nhánh của doanh nghiệp tư nhân với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.