• Luật Hồng Phúc

Nhượng quyền thương mại là gì và có lợi ích như thế nào ?

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI LÀ GÌ

 

 

Nhượng quyền thương mại là gì? Nhượng quyền thương mại có lợi ích gì?

Hiện nay, nhượng quyền thương mại là phương thức được nhiều thương hiệu lớn, có uy tính trên thị trường sử dụng nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu trên thị trường, mang lợi nhuận từ việc sử dụng giá trị thương hiệu.

Vì vậy, bằng nội dung văn bản này, luật Hồng Phúc sẽ trình bày cụ thể nhằm giải đáp thắc mắc: Nhượng quyền thương mại là gì? Nhượng quyền thương mại có lợi ích gì?

  1. Nhượng quyền thương mại là gì?

Là một một hình thức nhằm xúc tiến hoạt động của doanh nghiệp được hình thành từ lâu nên dưới nhiều góc độ khác nhau thì nhượng quyền thương mại được định nghĩa khác nhau:

  • Theo từ điển của Viện Ngôn ngữ học thì nhượng quyền thương mại là: “Nhượng quyền thương mại cho phép ai đó chính thức được bán hàng hóa hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó”.
  • Theo Hiệp hội nhượng quyền thương mại Quốc tế (The International Franchise Association) thì  Hiệp hội nhượng quyền thương mại lớn nhất nước Mỹ và thế giới – thì “Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ hợp đồng giữa bên giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao theo đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: Bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa về phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận đang hoặc sẽ đầu tư đáng kể nguồn vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn nhân lực của mình.”
  • Theo như quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 thì: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
  1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Do đó có thể việc nhượng quyền thương mại mang những đặc điểm sau:

Thứ nhất, chủ thể: Bên nhượng quyền thường là chủ thể có thương hiệu mạnh đã xây dựng thành công, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính, bí quyết kinh doanh… mang lại lợi thế cho bên nhận quyền.

Thứ hai, mối quan hệ của bên nhượng quyền và bên nhận quyền: Bên nhượng quyền và bên nhận quyền là các chủ thể hoàn toàn độc lập về mặt pháp lý, tài chính.  Tuy nhiên, để đảm bảo sự quản lý, bảo vệ những lợi thế của bên nhượng quyền trên thị trường và đảm bảo sự công bằng giữa các bên nhận quyền (nếu có) nên bên nhượng quyền có quyền quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh của bên nhận quyền. Bên nhận quyền hoàn toàn chủ động trong việc kinh doanh, đối tác, nguồn khách hàng cũng như độc lập về quyền và nghĩa vụ đối với kết quả hoạt động kinh doanh, trách nhiệm đối với khách hàng, đối tác, trách nhiệm pháp lý…

Thứ ba, đối tượng là quyền thương mại: quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, bí quyết kỹ thuật…), quyền kinh doanh theo hệ thống vận hành (quy trình quản lý, chính sách kinh doanh, tiêu chuẩn cho việc thiết kế cửa hàng kinh doanh…) phụ thuộc vào mối quan hệ – cách giải thích/thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền

Thứ tư, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa bên nhận quyền với hệ thống của bên nhượng quyền (bao gồm cả các bên nhận quyền khác): Bên nhận quyền có nghĩa vụ đảm bảo sự thống nhất về kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng, thiết kế… như kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng, thiết kế… của bên nhượng quyền trong suốt quá trình nhận quyền.

  1. Nhượng quyền thương mại có lợi ích gì?

Là hoạt động xúc tiến thương mại, nhượng quyền thương mại mang đến những lợi ích nhất định cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

  1. Bên nhượng quyền
  • Giúp phát triển danh tiếng, phủ sống độ nhận diện của hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng trên thị trường thông qua việc sử dụng nguồn tài chính và sức lao động của bên nhận quyền;
  • Gia tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác thông qua phí nhận quyền để thực hiện hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền;
  • Tiếp cận thị trường địa phương với nguồn nhân lực ngay tại địa phương đó, nguồn nhân lực đã có sự am hiểu nhất định về thị hiếu, yếu tố văn hóa địa phương đặc trưng của địa phương;
  1. Bên nhận quyền
  • Hạn chế được rủi ro trong bước đầu tham gia hoạt động kinh doanh nhờ sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, quản lý, quy trình đã được chứng minh mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với thị yếu của đối tượng khách hàng tiềm năng;
  • Nhận những ưu đãi, hỗ trợ trong nguồn cung ứng nguyên liệu có sẵn của bên nhượng quyền;
  • Được tiếp nhận, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đã có chổ đứng trên thị trường, đáp ứng thị hiếu của nhóm khách hàng tiềm năng cũng như nhóm khách hàng thân thiết đối với sản phẩm, dịch vụ;
  • Được hỗ trợ trong hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ;
  1. Người tiêu dùng
  • Dễ dàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ yêu thích thuận tiện tại các địa điểm khác nhau;
  • Có cơ hội trải nghiệm, tiếp cận những sản phẩm, dịch vụ đã xây dựng thành công thương hiệu tại thị trường khác một cách thuận lợi;

 

Mọi chi tiết quý khách hàng có thể liên hệ:

  • Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
  • Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan