• Luật Hồng Phúc

Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam cần nộp những loại thuế nào?

Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam cần nộp những loại thuế nào?

Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam cần nộp những loại thuế nào?

Thuế là một khoản thu bắt buộc, không được hoàn trả trực tiếp và được sử dụng cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Có rất nhiều loại thuế khác nhau mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng giải đáp thắc mắc liên quan đến nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam cần nộp những loại thuế nào.

  1. Thuế nhập khẩu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập khẩu qua biên giới Việt Nam sẽ phải chịu thuế nhập khẩu.

Hiện tại không có quy định nào định nghĩa về thuế nhập khẩu là gì nhưng từ các quy định về đối tượng chịu thuế nhập khẩu và người nộp thuế tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 có thể hiểu thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập vào trong lãnh thổ Việt Nam, được kinh doanh, buôn bán trong lãnh thổ Việt Nam. Khi phương tiện vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu biên giới (bao gồm cảng hàng không quốc tế, cảng biển quốc tế hay cửa khẩu biên giới bộ) thì cơ quan hải quan sẽ có nhiệm vụ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo công thức luật định.

Với mỗi loại hàng hóa khác nhau thì thuế suất sẽ khác nhau dẫn đến mức thuế nhập khẩu cũng khác nhau. Để có thể tra chính xác thuế nhập khẩu đối với từng loại hàng hóa, Quý Khách hàng có thể vào trang web của Tổng Cục hải quan để tra cứu. Từng loại hàng hóa, mã số đã được quy định cụ thể tại Thông tư 65/2017/TT-BTC.

Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.

Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, đặc biệt: Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

– Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác: Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

– Thuế suất nhập khẩu thông thường. Thuế suất thông thường áp dụng với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp không được hưởng thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, thì thuế suất thông thường được áp dụng theo danh mục biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường kèm theo Quyết định số 45/2017/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

  1. Thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ theo Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013) thì thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu là là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có) (Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu). Mức thuế suất gồm có các mức 0%, 5% và 10% được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013) và các văn bản hướng dẫn.

  1.  Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế đánh vào các mặt hàng “xa xỉ”. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2014) thì sẽ phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ các hàng hóa sau đây:

  • Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;
  • Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
  • Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
  • Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với từng loại hàng hóa mà mức thuế suất áp dụng là khác nhau. Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra.

Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2014)

  1. Lệ phí làm thủ tục hải quan

Theo quy định tại Điều 4 và biểu mức thu phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh ban hành kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính thì: lệ phí làm thủ tục hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu) là 20.000 đồng/Tờ khai.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam cần nộp những loại thuế nào . Luật Hồng Phúc đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục liên quan đến thuế đối với hàng hóa nhập khẩu với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

 

 

Thông tin liên quan