• Luật Hồng Phúc

Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính khi mở công ty

Với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật hiện đại và thị trường sản xuất, kinh doanh được mở rộng nên đã và đang có ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập. Vấn đề được mọi người quan tâm là vấn đề lựa chọn địa chỉ đặt trụ sở chính khi mở công ty như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau, Luật Hồng Phúc sẽ làm rõ cho quý khách hàng những thông tin về lựa chọn địa chỉ trụ sở chính khi mở công ty.

Căn cứ pháp lý

  1. Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  2. Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

Trụ sở công ty là gì ?

Theo quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt tại Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).

Pháp luật quy định địa chỉ trụ sở chính của công ty phải chính xác, rõ ràng, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty nhằm phục vụ công ty ổn định, lâu dài và đảm bảo an toàn cho công ty. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Doanh nghiệp có quyền thay đổi trụ sở công ty. Khi thay đổi trụ sở chính thì quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp về quan hệ hợp đồng, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật không bị thay đổi.

Các điều kiện về trụ sở công ty

Pháp luật doanh nghiệp hiện hành quy định trụ sở chính của doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Trụ sở công ty là nơi diễn ra các cuộc tiếp xúc, giao dịch của doanh nghiệp
  • Phải ở trên lãnh thổ nước Việt Nam;
  • Có địa chỉ xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường;
  • Thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh và địa Điểm kinh doanh: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Địa Điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa Điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.
  • Việc lựa chọn trụ sở chính không những thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của công ty mà còn giúp công ty có sự ổn định lâu dài. Vì khi công ty thay đổi địa chỉ trụ sở chính đồng nghĩa phát sinh thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp thay đổi khác quận, khác tỉnh còn phải thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại chi Cục thuế mới có thể thực hiện thay đổi trụ sở công ty.
  • Điều kiện để đặt trụ sở chính của doanh nghiệp: Có địa chỉ xác định gồm số nhà, tên đường, phường(xã), quận (huyện), thành phố trực thuộc trung ương. Số nhà không tranh chấp chủ quyền;

Lựa chọn địa điểm đặt trụ sở chính của công ty

Việc chọn đặt trụ sở không chỉ thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty mà còn có lợi cho sự ổn định lâu dài của công ty. Vì khi công ty thay đổi trụ sở đồng nghĩa với việc làm thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, nếu công ty thay đổi địa bàn, tỉnh thành khác thì còn phải làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại chi cục thuế trước khi thay đổi trụ sở công ty. Dưới đây là một số lưu ý cho doanh nghiệp khi lựa chọn địa điểm đặt trụ sở:

  • Chọn một vị trí ổn định mà bạn có thể sử dụng lâu dài.
  • Nên chọn địa điểm có địa chỉ cụ thể, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan, đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng thuê nhà và tiến hành ký kết. Điều này không chỉ tạo sự thuận tiện cho khách hàng khi đến mua hàng mà còn phòng ngừa rủi ro khi xảy ra tranh chấp, thanh tra của cơ quan chức năng.
  • Nơi muốn đặt trụ sở, văn phòng thì địa chỉ phải ghi rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố/đường, xã/phường, thị trấn/huyện/quận, thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; ghi rõ số tầng, tên tòa nhà trong trường hợp nơi đặt trụ sở là các tòa nhà cao tầng có chức năng thương mại.
  • Khi bạn định đặt một địa chỉ trong các tòa nhà cao tầng, bạn cần xem xét liệu các tòa nhà này có mục đích sử dụng thương mại hay không, liệu chúng có được kết hợp với các mục đích sử dụng thương mại khác không, chẳng hạn như văn phòng, cửa hàng, ngoài mục đích thương mại. Là nó được sử dụng cho nhà ở.
  • Địa chỉ phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh, đặc biệt là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Chẳng hạn, trung tâm ngoại ngữ phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp, giáo trình giảng dạy phù hợp và có nguồn vốn; phân phối rượu bia phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  • Không để địa chỉ ở chung cư, tập thể cũ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc ghi địa chỉ trụ sở chính tại các chung cư là không được phép, bởi các chung cư này không có chức năng kinh doanh.

Trên đây là những thông tin cũng như một số lưu ý khi lựa chọn địa chỉ trụ sở khi mở công ty mà Luật Hồng Phúc cung cấp đến quý khách hàng. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc để được tư vấn và giải đáp các vấn đề:

  • Quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp
  • Nên đặt trụ sở công ty ở đâu
  • Thuê văn phòng khác địa chỉ đăng ký kinh doanh
  • Trụ sợ chính và địa điểm kinh doanh
  • Trụ sở công ty một nơi văn phòng giao dịch một nơi

Thông tin liên quan