• Luật Hồng Phúc

Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu

Nhãn hiệu hay thương hiệu đóng vai trò quan trọng to lớn trong việc xác định sự thành công của sản phẩm trên thị trường. Ngày nay xu hướng cạnh tranh đang ngày càng mạnh mẽ thì rất cần phải bảo đảm nhãn hiệu được đăng ký giấy chứng bảo hộ nhãn hiệu đầy đủ để có thể khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được quy định về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Thấu hiểu được nhu cầu đó Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu và logo trọn gói với thủ tục đơn giản, nhanh chóng và chi phí hợp lý nhất cho quý khách hàng.

Khái niệm nhãn hiệu, thương hiệu

  • Theo khoản 16 điều 4 luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Điều kiện để tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu

Tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau thì mới có quyền đăng ký nhãn hiệu:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý, đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
  • Người có quyền đăng ký, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  • Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

mau-giay-chung-nhan-bao-ho-thuong-hieu

Mẫu giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

  • Tờ khai (02 bản);
  • Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có:
    1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
    2. Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
    3. Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
    4. Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có
  • Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Các loại  chi phí đăng ký bảo hộ thương hiệu và lệ phí cần nộp

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu;

Phí công bố đơn: 120.000 đồng;

Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ) (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ);

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ);

Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ: 100.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ);

Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng;

Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng;

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng (cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm);

Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng (cho mỗi đơn).

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

  • Cục Sở hữu trí tuệ

dang-ky-chung-nhan-bao-ho-thuong-hieu-nhan-hieu

Thủ tục làm giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

– Chủ sở hữu nhãn hiệu nộp hồ sơ theo 1 trong 2 cách:

+ Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

+ Nộp qua bưu điện.

– Bước 1: Tiếp nhận đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không ( ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn ).

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

– Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;

– Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

– Thẩm định nội dung đơn: Không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Kết quả thực hiện:

– Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Tra cứu nhãn hiệu, tra cứu bảo hộ thương hiệu

Các nhãn hiệu, thương hiệu khi đăng ký thành công hay bị từ chối đều được công bố trên website của Cục sở hữu trí tuệ tại địa chỉ iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Thời hạn của giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

  • Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần là 10 năm.

Đến đây, chúng tôi nghĩ quý khách hàng đã hiểu được nội dung bảo hộ thương hiệu là gì rồi ! Với mục đích đẩy nhanh quá trình đăng ký thì Luật Hồng Phúc với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp xin cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu với chi phí rẻ nhất và thời gian thực hiện nhanh nhất.

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan