- Luật Hồng Phúc
Nội dung chính
Điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cho y sĩ, bác sĩ. Bác sĩ, y sĩ là một trong những ngành nghề thuộc lĩnh vực y khoa, làm việc trong môi trường đặc thù và liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy, khi hành nghề y sĩ, bác sĩ thì người hành nghề phải đáp ứng các điều kiện nhất định và bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề – sự xác nhận của cơ quan nhà nước về trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề của y sĩ, bác sĩ.
Vậy, điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y hiện nay như thế nào ? Sau đây, Luật Hồng Phúc kính gửi đến quý bạn đọc nội dung tư vấn như sau:
Y sĩ, bác sĩ là chức danh được sử dụng để chỉ chức danh của những người làm việc trong lĩnh vực y khoa tại các bệnh viện, phòng khám nhằm thực hiện chức năng khám bệnh, chữa bệnh; giáo dục sức khỏe, tư vấn sức khỏe; đào tạo, nghiên cứu khoa học về y học;…
Chức danh bác sĩ gồm: Bác sĩ cao cấp (hạng I), bác sĩ chính (hạng II), bác sĩ (hạng III)
Chức danh y sĩ: y sĩ hạng IV
Chứng chỉ hành nghề y sĩ, bác sĩ là loại chứng chỉ hành nghề bắt buộc phải có nhằm chứng nhận xác nhận người hành nghề đã đủ điều kiện hành nghề y sĩ, bác sĩ trong phạm vi cả nước.
Đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ, bác sĩ chỉ được phép thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn trong phạm vi được quy định cụ thể trong chứng chỉ hành nghề.
Tùy thuộc đối tượng hành nghề y sĩ, bác sĩ là người Việt Nam hay là người nước ngoài có nhu cầu hành nghề tại Việt Nam mà pháp luật ban hành các quy định về điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề khác nhau:
Ngoài các quy định tương ứng với người Việt Nam hành nghề điều dưỡng thì người nước ngoài, người Việt Nam hành nghề điều dưỡng cần phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
Tuy nhiên, trong thực tiễn thì vì một số lý do như bị mất, bị hư hỏng hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề vì một lý do nào đó, người hành nghề có thể làm đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề.
Nộp hồ sơ trực tiếp: Nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ (Bộ Y tế: người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế; tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các Bộ khác, người nước ngoài hành nghề khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc Sở Y tế đối với các trường hợp còn lại)
Nộp hồ sơ trực truyến: thông qua trang web của Bộ Y tế, Sở y tế
Nộp hồ sơ qua bưu điện:
Thẩm định hồ sơ: trong vòng hai mươi ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ được ghi trên phiếu Tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan tiêp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định. Nếu:
Nếu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bổ sung, sửa đổi theo đúng nội dung đã được thông báo, yêu cầu: cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ.
Nếu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không bổ sung, sửa đổi theo đúng nội dung đã được thông báo, yêu cầu: phải thực hiện hồ sơ lại từ đầu.
Căn cứ pháp lý:
- Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009
- Luật Lao động 2019
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh
- Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ do Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ Nội vụ ban hành
Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề cho y sĩ, bác sĩ hiện nay của Luật Hồng Phúc. Luật Hồng Phúc rất lấy làm vinh hạnh nếu được hỗ trợ thêm nếu Quý khách hàng qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410 hoặc
Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn