• Luật Hồng Phúc

Dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm

Kiểm nghiệm sản phẩm là hoạt động bắt buộc phải thực hiện trước khi doanh nghiệp muốn công bố sản phẩm của mình ra thị trường. Kiểm nghiệm sản phẩm thường được áp dụng nhiều đối với thực phẩm. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc xin gửi tới quý khách hàng thông tin liên quan đến dịch vụ xét nghiệm sản phẩm.

  1. Kiểm nghiệm sản phẩm là gì?

Xét nghiệm sản phẩm hay còn gọi là xét nghiệm sản phẩm là hoạt động mang sản phẩm của công ty, cá nhân, tổ chức đi kiểm tra, so sánh với quy chuẩn Việt Nam liên quan đến sản phẩm đó. Kiểm nghiệm sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm so với các quy chuẩn của nhà nước đã ban hành về quy định an toàn thực phẩm cũng như quy chuẩn trong kỹ thuật sản xuất sản phẩm, thực phẩm.

Thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp nhất đến sức khỏe con người, do đó, trước khi công bố sản phẩm ra ngoài thị trường thì các cá nhân, tổ chức phải đảm bảo sản phẩm đó không có các độc tố hoặc các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người phải nằm trong ngưỡng cho phép.

Sau khi có kết quả xét nghiệm sản phẩm và sản phẩm đủ điều kiện để lưu hành trên thị trường thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh có thể an tâm mà tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và một sản phẩm có thể tồn tại bền vững trên thị trường chỉ khi sản phẩm đó an toàn với người tiêu dùng.

  1. Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm thực phẩm?

Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
  • Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Việc xét nghiệm thực phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định.

Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải đảm bảo các yêu cầu khách quan, chính xác và tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật.
Dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm

  1. Mục đích kiểm nghiệm thực phẩm

Trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc tự công bố sản phẩm thì phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm là tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ. Như vậy việc hoàn thiện phiếu xét nghiệm thực phẩm là tài liệu cần thiết để có thể công bố sản phẩm.

Kiểm nghiệm thực phẩm nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm có phù hợp với các quy chuẩn Việt Nam, đủ điều kiện được lưu hành bên ngoài thị trường hay không.

  1. Các sản phẩm cần tiến hành kiểm nghiệm

Hiện nay luật không quy định danh mục các sản phẩm bắt buộc phải kiểm nghiệm trước khi công bố sản phẩm dẫn đến cá nhân, tổ chức công bố sản phẩm mà không biết sản phẩm này có cần yêu cầu kiểm định hay không. Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức có thể căn cứ vào danh mục được quy định tại Quyết định số 42/2005/BYT (đã hết hiệu lực) để xác định xem sản phẩm đó có cần kiểm nghiệm hay không.

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; thực phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác;
  • Thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng tăng cường vi chất
  • Cà phê, chè, chè paragoay (mate) và các loại gia vị
  • Ngũ cốc
  • Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm lấy từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc thực vật; mỡ thực phẩm, đã được chế biến; sáp động vật hoặc thực vật
  • Các sản phẩm chế biến từ thịt, cá hoặc động vật giáp xác, động vật thân mềm, hoặc động vật không xương xống sống dưới nước khác
  • Đường và các loại mứt, kẹo có đường
  • Cacao và các sản phẩm chế biến từ ca cao;
  • Sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh;
  • Sản phẩm chế biến từ rau, quả, hạt hoặc các phầm khác của cây;
  • Đồ uống rượu và giấm;
  • Phụ gia, chất hỗ trợ chế biến dùng trong thực phâm(theo thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012);
  • Tinh dầu , các chất tựa nhựa ; nước hoa ; mỹ phẩm; hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh;
  • Xà phòng , các chất hữu cơ để tẩy rữa bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa, bôi trơn;
  • Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Đây chỉ là danh mục các nhóm thực phẩm để tham khảo, ngoài ra sẽ có một số những thực phẩm khác cần phải được kiểm nghiệm mà không nằm trong các danh mục nêu trên. Khí đó, các chủ thể có thể liên hệ với các văn phòng luật để nhờ họ kiểm tra xem sản phẩm đó có cần làm phiếu xét nghiệm hay không.

  1. Các chỉ tiêu cơ bản khi xét nghiệm thực phẩm

Tùy vào từng loại sản phẩm sẽ cần các chỉ tiêu nhất định:

  • Kiểm nghiệm vi sinh có trong thực phẩm.
  • Kiểm nghiệm độc tố vi nấm.
  • Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ.
  • Kiểm nghiệm về hóa chất độc hại, lượng kim loại, thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
  • Kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
  • Kiểm nghiệm tiêu chí chất lượng bao bì thực phẩm,…
  1. Quy trình lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm:

Bước 1: Khách hàng đưa yêu cầu, đề nghị. Trong đơn yêu cầu đề nghị của khách hàng:

  • Khách hàng cần phải điền đầy đủ Tên của cơ quan/đơn vị; địa chỉ và thông tin liên hệ của người gửi mẫu;
  • Thông tin về mẫu sản phẩm cần tên đầy đủ của mẫu sản phẩm, các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm và các thông tin kèm theo có thề là COA; Specification hoặc bản công bố sản phẩm. Trong đó, mẫu thực phẩm: 100gr (ml) – 500gr (ml)/ 1 phần mẫu và mẫu nước sinh hoạt, nước uống đóng chai : 3-5 lít/ mẫu.

Bước 2: Xác nhận yêu cầu. Sau khi nhận đơn yêu cầu của Khách hàng, các cơ sở, trung tâm nhận được yêu cầu đó sẽ xác nhận là có thực hiện kiểm tra, xét nghiệm sản phẩm đó hay không.

Bước 3: Thử nghiệm mẫu. Trong bước này, cơ sở, trung tâm có đủ điều kiện kiểm nghiệm sản phẩm và nhận yêu cầu của Khách hàng sẽ mang sản phẩm đó đi kiểm nghiệm, so sánh với quy chuẩn, tiêu chuẩn đã được ban hành.

Bước 4: Sau khi có kết quả kiểm nghiệm thì cơ sở, trung tâm kiểm nghiệm sẽ lập phiếu kết quả, soát xét và trình ký, đóng dấu kết quả.

Bước 5: Cuối cùng là trả kết quả cho khách hàng và lưu hồ sơ.

Hiện nay chưa có chế tài liên quan đến không kiểm nghiệm sản phẩm bời bì phiếu kiệm nghiệm sản phẩm là tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ xin Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, thủ tục công bố chất lượng sản phẩm ra thị trường. Do đó, khi không có phiếu kiểm nghiệm sản phẩm thì sản phẩm đó cũng không tiến hành các thủ tục để sản phẩm đó được lưu hành trên trên thị trường.

Như vậy kiểm nghiệm sản phẩm không những giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn có thể dùng kết quả kiểm nghiệm để thực hiện các thủ tục khác. Luật Hồng Phúc đã giới thiệu, làm rõ cho quý khách hàng nắm được dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm. Qúy khách hàng có nhu cầu thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm hoặc cần tư vấn thêm về dịch vụ kiểm nghiệm có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

Thông tin liên quan