- Luật Hồng Phúc
Hiện nay, mã số mã vạch là một trong những cách thức quan trọng để phân biệt sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nên đã và đang có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký mã số mã vạch. Đăng ký mã số mã vạch giúp doanh nghiệp quản lý được các hàng hóa, chống được hàng nhái, hàng giả, dễ dàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về đăng ký mã số mã vạch. Bài viết sau, Luật Hồng Phúc sẽ tư vấn cụ thể cho quý khách hàng về thủ tục đăng ký mã số mã vạch.
– Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN Quyết định về việc ban hành “quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch”;
– Thông tư 16/2011/TT-BKHCN thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch; ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/qđ-bkhcn ngày 23 tháng 8 năm 2006 của bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ;
– Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
– Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
Mã số là một dãy những chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức. Mã vạch là một dãy những vạch thẫm song song và có các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho khi máy quét có thể đọc được. Mã số, mã vạch là một trong những dấu hiệu, cách thức nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động những đối tượng là sản phẩm, hàng hóa.
Mã số mã vạch là tiêu chuẩn của hệ thống GS1 giúp tạo những điều kiện thuận lợi cho các bên thương mại, tổ chức hay nhà cung cấp công nghệ, giải quyết những khó khăn của hoạt động kinh doanh thông qua các tiêu chuẩn và đảm bảo được tính minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Cách thức thu thập dữ liệu: Mã số mã vạch sẽ thu thập đầy đủ các dữ liệu sản phẩm như: về tên sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, địa điểm…; Mỗi một doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số mã vạch duy nhất, mã này không trùng lặp với doanh nghiệp khác.
Theo quy định hiện hành, có 04 loại mã số, mã vạch đó là:
Lưu ý: Xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực
Doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký mã số mã vạch theo trình tự sau:
Bước 1: Kê khai các thông tin hồ sơ trực tuyến:
Bước 2: Nộp hồ sơ và phí nhà nước;
Cách thức nộp hồ sơ:
Bước 3: Nhận mã số mã vạch tạm thời và tạo mã cho sản phẩm đăng ký;
Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ và phí nhà nước theo quy định, Trung tâm đăng ký mã số mã vạch quốc gia sẽ thực hiện trả kết quả là mã số mã vạch tạm thời.
Khi được cấp mã, doanh nghiệp có thể đăng nhập vào tài khoản của mình đã tạo ở trên để tạo mã số cho sản phẩm đăng ký. Khi tạo mã số cho sản phẩm, doanh nghiệp phải điền đủ các thông tin theo quy định.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch.
Sau thời gian 01 tháng kể từ ngày nhận được mã số tạm thời, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch. Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch ghi nhận về thông tin doanh nghiệp và thông tin mã số đã được cấp cho doanh nghiệp.
Theo quy định hiện nay, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số, mã vạch.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục đăng ký mã số mã vạch mà Luật Hồng phúc cung cấp đến quý khách hàng. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc (https://luathongphuc.vn/) để được giải đáp nhé./