• Luật Hồng Phúc

Chức danh trong công ty cổ phần theo luật mới, quyền và nghĩa vụ của từng chức danh

  1. 14/02/2022
  2. 2,268

CHỨC DANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT MỚI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỪNG CHỨC DANH

Chức danh trong công ty cổ phần theo luật mới, quyền và nghĩa vụ của từng chức danh

Với định hướng ngày càng hoàn thiện pháp luật và đảm bảo sự phù hợp của pháp luật đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội cũng như tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, đồng bộ, rõ ràng. Trong đó, Luật kinh doanh 2020 đã có một số sự thay đổi liên quan đến một số chức danh trong công ty cổ phần như: bổ sung nghĩa vụ bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; bổ sung trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần đối với các khoản lợi ích đã nhận và thiệt hại của công ty và bên thứ ba.

Và để cụ thể hơn về các quyền và nghĩa vụ của từng chức danh trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì luật Hồng Phúc xin trình bày cụ thể Chức danh trong công ty cổ phần theo luật mới, quyền và nghĩa vụ của từng chức danh như sau:

  1. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trongcông ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
  • Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trongkinh doanh;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • được trả lương và thưởng.
  1. Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc)

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị – là cơ quan đại diện cho các cổ đông thực hiện quyền quản lý đối với hoạt động của công ty. Theo đó, đại hội đồng cổ đông là cơ quan bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, các thành viên hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị trong số các thành viên Hội đồng quản trị.

Chủ tịch hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau:

  • Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
  1. thành viên Hội đồng quản trị

Thành viên Hội đồng quản trị là cá nhân có đầy đủ quyền thành lập công ty theo quy định của pháp luật, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

thành viên Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau:

  • yêu cầu Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổnggiám đốc, người quản lý khác trong công ty cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của đơn vị trong công ty;
  • Đề nghị triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị bất thường;
  • được hưởng thù lao công việc và thưởng;
  • được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lýkhác khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
  1. Ban kiểm soát/Kiểm soát viên

Ban kiểm sát/Kiểm soát viên là người có trách nhiệm kiểm soát việc tuân thủ pháp luật và điều lệ công ty, quy chế quản lý nội bộ công ty; giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;…

Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 kiểm soát viên, tuy nhiên trường hợp Ban kiểm soát có 01 thành viên thì Kiểm soát viên đồng thời là trưởng ban kiểm soát

Kiểm soát viên có quyền và nghĩa vụ sau:

  • Giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty;
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trongquản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính;
  • Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông;
  • Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty;
  • Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và tài liệu khác của công ty, công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty;
  • Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điềuhành hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm Trách nhiệm của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản cho Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
  • Tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty.
  • Sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
  • Kiểm soát viên có quyền tiếp cận hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến địa điểm làm việc của người quản lý và nhân viên của công ty trong giờ làm việc.
  • được trả tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  • được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý.
  • Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trongthực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
  • Trường hợp vi phạm quy định trong hoạt động kiểm soát mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó. Thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được do vi phạm phải hoàn trả cho công ty.
  1. Thư ký công ty

Thư ký công ty là cá nhân do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm nhằm thực hiện các công việc hỗ trợ Hội đồng quản trị.

Thư ký công ty có quyền và nghĩa vụ sau:

  • Hỗ trợ tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; ghi chép các biên bản họp;
  • Hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;
  • Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong áp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị công ty;
  • Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông; việc tuân thủ nghĩa vụ cung cấp thông tin, công khai hóa thông tin và thủ tục hành chính;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng quy định về các chức danh trong công ty cổ phần theo quy định mới nhất hiện nay. Qúy khách hàng có thắc mắc có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: Info@luathongphuc.vn/hotrodangkycongty@gmail.com

 

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan