- Luật Hồng Phúc
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp thành lập các công ty. Theo đó, pháp luật hiện hành cũng quy định chặt chẽ về thủ tục thành lập công ty cùng với các thủ tục cần làm sau khi doanh nghiệp mở công ty. Vậy cụ thể các doanh nghiệp cần làm gì sau khi mở công ty? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau, Luật Hồng phúc sẽ tư vấn cho quý khách hàng.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Quản lý thuế (sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 91/2022/NĐ-CP)
- Luật doanh nghiệp năm 2020
- Thông tư 32/2011/TT-BTC
- Luật quản lý thuế năm 2019
- Thông tư 302/2016/TT-BTC Hướng dẫn về lệ phí môn bài được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 65/2020/TT-BTC)
- Nghị định 22/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài)
Theo quy định tại Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020 thì Công ty sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
Về thời hạn công bố, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập công ty, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Đây là một trong những công việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần chú ý thực hiện sau khi mở công ty.
Doanh nghiệp sau khi nhận đăng ký kinh doanh phải thực hiện Khắc con dấu công ty và thủ tục thông báo mẫu dấu tại Phòng đăng ký kinh doanh để Phòng đăng ký kinh doanh đăng tải mẫu dấu lên trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Doanh nghiệp phải tiến hành làm biển công ty và gắn biển của công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp và tại chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) sau khi doanh nghiệp được thành lập theo đúng quy định.
Chữ ký số, chữ ký điện tử hoặc token là thiết bị phổ biến hiện nay mà nhà nước yêu cầu mỗi doanh nghiệp sử dụng nhằm hỗ trợ việc doanh nghiệp nộp báo cáo và thuế điện tử, kê khai thuế quan, hải quan,… với những ưu điểm như là tiện lợi, nhanh chóng, không tốn thời gian đi lại in ấn cũng như đóng dấu.
Như vậy, các doanh nghiệp sau khi thành lập phải thực hiện việc đăng ký chữ ký số để thực hiện kê khai thuế qua mạng, kê khai hải quan điện tử; ký email, văn bản điện tử hay đăng ký giao dịch ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử, giúp cho việc quản lý doanh nghiệp được thuận tiện hơn, phù hợp với xu thế chung số hoá, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thương mại.
Theo quy định của Luật Phí và Lệ phí và hướng dẫn tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP Quy định về lệ phí môn bài thì lệ phí môn bài mà các doanh nghiệp mới thành lập phải đóng sẽ căn cứ theo vốn điều lệ là như sau:
Thêm vào đó, tại Thông tư 302/2016/TT-BTC Hướng dẫn về lệ phí môn bài được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 65/2020/TT-BTC quy định thêm như sau:
“Tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh) được thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.”
Về thời hạn kê khai lệ phí môn bài: Doanh nghiệp mới thành lập phải thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
Như vậy, doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài năm đầu sau thành lập theo quy định của pháp luật nhưng vẫn phải nộp tờ khai lệ phí môn bài.
Tại điểm a, khoản 1, điều 9, Nghị định 126/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 91/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
“Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.”
Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý và đến khi khi tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề (đủ 12 tháng) từ 50 tỷ đồng trở lên thì có thể khai thuế GTGT theo tháng.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại hoá đơn như hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng,… được thể hiện dưới hình thức là hoá đơn giấy và hoá đơn điện tử. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, pháp luật hiện hành đã quy định doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi hóa đơn điện tử khi mua – bán hàng hóa dịch vụ trước ngày 01/07/2022. Cụ thể:
Tại khoản 2, Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP Quy định về hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hiệu lực từ 01/11/2018: “Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.”
Ngoài ra, tại nghị định 123/2020/NĐ-CP Quy định về hoá đơn, chứng từ, cụ thể tại khoản 3, Điều 59, Chính phủ đã điều chỉnh thời hạn bắt buộc hóa đơn điện tử đến ngày 1/7/2022. Theo đó, các doanh nghiệp cần chuyển đổi sang sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin tư vấn về những việc cần làm gì sau khi mở công ty mà các doanh nghiệp cần phải nắm rõ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Ngoài ra, còn một số thủ tục khác mà doanh nghiệp cần phải thực hiện, hãy liên hệ Luật Hồng phúc để được tư vấn chi tiết: