• Luật Hồng Phúc

Các loại vận đơn đường biển

luat-hong-phuc-vn-CÁC HÌNH THỨC VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

CÁC HÌNH THỨC VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN

  1. Phân loại vận đơn đường biển.

Hiện nay có rất nhiều cách để phân biệt vận đơn bằng đường biển. Căn cứ tuỳ vào mục đích và căn cứ riêng mà người ta phân loại vận đơn đường biển, hiện tại có 06 cách phân biệt vận đơn bằng đường biển như sau:

  • * Căn cứ vào tính sỡ hữu:
  • Có 03 loại:

+    Vận đơn đích danh (Straight Bill): là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàng đúng với tên, địa chỉ trên bill. ( Trong ví dụ là mục consingee, vân đơn trên là vận đơn đích danh).

+    Vận đơn theo lệnh (To order Bill): Thường thì trên bill gốc không thể hiện tên consignee mà chỉ để chữ “To Order” tại mục consignee. Vận đơn này miễn người nào cầm vận đơn gốc và được xác nhận ký hậu của shipper là có thể nhận hàng:

  • Trên vận đơn “To Order” ô Consignee có thể thi: To order of consignee, to order of bank…. Bạn phải chú ý ký hậu và đóng dấu khi gặp vận đơn này. Việc ký hậu và đóng dấu là cách chuyển nhượng quyền sở hữu của lô hàng. Thường ký hậu và đóng dấu vào mặt sau của Bill.

+    Vận đơn vô danh (To bearer Bill): Không ghi tên hay bất cứ thông tin gì trong mục consignee hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ lệnh này của ai. Do đó ai cầm được vận đơn này đều có thể nhận hàng.

  • Vận đơn theo lệnh (To order) có thể biến thành vận đơn đích danh (Straight Bill) nếu ký hậu ghi rõ người nhận hàng hoặc có thể biến thành vận đơn vô danh (To bearer Bill) khi chỉ ký hậu mà không ghi tên người nhận.
  • * Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển:
  • Vận đơn gốc (Original Bil) : là vận đơn được có dấu Original và được đóng mộc, ký bằng tay. Bill gốc mang tính chủ sở hữu hàng hoá. Ví dụ Bill trên của Maersk Line là vận đơn gốc, theo lệnh (to order).
  • Vận đơn bản sao (Copy B/L): nội dung vận đơn này giống với vận đơn gốc, không có dấu và không được ký bằng tay, có chữ COPY-NON NEGOTIABLE (như hình trên). Có nghĩa là không được chuyển nhượng.
  • * Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa:
  • Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board Bill): Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc nhân viên của chủ tàu cấp cho người gởi hàng shipper khi hàng đã bốc lên tàu.
  • Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment Bill): Vận đơn này cam kết với chủ hàng rằng hàng sẽ được bốc lên tàu, trên con tàu đã thống nhất từ trước.
  • * Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:
  • Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill): là loại vận đơn mà không có bất cứ ghi chú khiếm khuyết gì về ghi chú của lô hàng. Điều này rất quan trọng bởi vì vận đơn này để consignee hoặc ngân hàng cảm thấy an tâm về lô hàng khi shipper gởi.
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill hay Dirty Bill): Là loại vận đơn mà người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng của lô hàng. Có thể ghi một số thông tin xấu về lô hàng như Case Leaking (thủng chảy), Bag Torn (bao rách) …
  • * Căn cứ vào phương thức thuê tàu:
  • Vận đơn tàu chợ (Liner Bill): là loại vận đơn thông dụng nhất và chiếm hầu hết trên thị trường. Loại vận đơn này khi bạn thuê tàu container để chở hàng ( ví dụ trong bài viết đều là vận đơn tàu chợ)
  • Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill): là loại vận đơn phát cho người chủ hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng và thường đi kèm “tobe used with charter party” (sử dụng với hợp đồng thuê tàu).
  • * Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa:
  • Vận đơn đi thẳng (Direct Bill): là loại vận đơn hàng được chở thẳng từ cảng load hàng sang cảng dỡ hàng không qua chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả.
  • Vận đơn chở suốt (Through Bill): cấp cho chủ hàng không cần quan tâm đến hàng có chuyển tải hay không. Trong loại vận đơn nay có thể có nhiều người chuyên chở và nhiều tàu chuyên chở. Tuy nhiên chỉ có 1 vận đơn có tính sở hữu duy nhất. Trong loại này còn có các vận đơn con gọi là vận đơn địa hạt (Local B/L) không có tính sở hữu. Vận đơn địa hạt này như là 1 biên lai ghi nhận các nhà chuyên chở nhận hàng và trao đổi hàng cho nhau.
  • Vận đơn đa phương thức (Multimodal BilL, Intermodal Bill or Combined Bill): vận đơn này thường dùng trong vận chuyển container với hình thức “door to door”. Có thể sử dụng nhiều phương pháp vận chuyển kết hơp như : đường biển, hàng không, đường bộ…
  • 1 Một số loại vận đơn khác
  • Master bill: Vận đơn của hãng tàu cấp cho shipper hoặc cấp cho Forwarder.
  • House bill: Vận đơn nhà. Vận đơn này do forwarder cấp cho shipper
  • Surrenderd bill: Là vận đơn điện giao hàng hay còn gọi là vận đơn xuất trình nhằm đảm bảo hàng hoá có thể release nhanh.
  • Seaway bill: Vận đơn để release hàng hoá nhanh hay còn được gọi là Express release.
  • 2 Vận đơn đường biển sạch
  • Chúng ta biết rằng Vận đơn là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.
  • Bên cạnh yếu tố trên, có một điều mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều rất quan tâm đó là vận đơn phải là vận đơn sạch tức là không có phê chú xấu của người chuyên chở lên vận đơn về tình trạng hàng hóa khi hãng tàu nhận hàng từ người gửi hàng.
  • 3 Quy định về Bill gốc – Original bill of lading
  • Số lượng bản gốc: Bill gốc do hãng tàu hoặc forwarder phát hành, bộ bill gốc thường có 3 bill giống nhau gọi là 3 bản chính, ngoài ra còn có 3 bản copy, đều được đánh số theo thứ tự : First original, second original và third original.
  • 4 Quy định về vận đơn đường biển điện tử – E bill
  • Vận đơn điện tử là gì: Khi sử dụng vận đơn truyền thống thường có những nhược điểm như: Lưu chuyển chậm và khó lưu trữ gây ảnh hưởng đến việc kéo dài ngày nghỉ cuối tuần và giảm giờ làm tại các công sở. Thêm vào đó, việc soạn thảo vận đơn rất tốn kém và việc vận chuyển vận đơn cũng đắt chẳng vậy. Tàu thương mại ngày càng đi nhanh so với cách chuyển thư truyền thống, người ta thường xuyên phải nhờ đến dịch vụ chuyển phát nhanh, phải thêm chi phí cho thư bảo đảm, phải sao chép thư. Vì những nhược điểm trên, Vận đơn Điện tử được ra đời. Vận đơn này được tạo ra nhằm để thay thế vận đơn truyền thống được in trên giấy.
  • Vì vậy, Vận đơn điện tử điện tử là một thông điệp điện tử, có nội dung và cấu trúc thống nhất, được chuyển từ nơi này đến nơi khác bởi các phương tiện điện tử (không có sự tham gia của các phương tiện truyền dữ liệu cơ học).
  • Tuy nhiên, Hiện tại, không có công ước vận chuyển hàng hóa quốc tế áp dụng cho e-Bill, do đó các bên sẽ phải tham chiếu, kết hợp với các quy định khác nhau theo thỏa thuận của hợp đồng nếu họ muốn áp dụng. Quy tắc Rotterdam, mặc dù chưa có hiệu lực, nhưng đã đưa ra giá trị như nhau giữa tài liệu giấy truyền thống và điện tử, đó là chứng từ vận chuyển điện tử.

 

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến khách hàng các hình thức về vận đơn đường biển theo quy định pháp luật hiện hành. Khách hàng có vướng mắc có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

Thông tin liên quan