• Luật Hồng Phúc

Bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải

Hoạt động kinh doanh vận tải diễn ra ngày càng phổ biến và rộng rãi với nhiều hình thức. Với nhu cầu vận chuyển hành hóa và nhu cầu đi lại của con người ngày càng nhiều thì ngành nghề kinh doanh vận tải có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới. Nếu doanh nghiệp của bạn muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải thì cần thực hiện thủ tục như thế nào? Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý Khách hàng nội dung về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải.

Điều kiện ngành nghề kinh doanh vận tải

Kinh doanh vận tải được chia ra thành kinh doanh vận tải đường bộ, kinh doanh vận tải đường thủy, kinh doanh vận tải đường sắt và kinh doanh vận tải đường hàng không. Trong đó, điều kiện kinh doanh vận tải phải gồm các điều kiện sau:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt; kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và du lịch; kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ  thì doanh nghiệp phải cógiấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
  • Kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế thì doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
  • Kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa thì doanh nghiệp phải có văn bản chấp thuận vận tải hành khách;
  • Đối với hoạt động bến thủy nội địa thì doanh nghiệp phải có giấy phép hoạt động bến thủy nội địa; văn bản chấp thuận xây dựng bến thủy nội địa;
  • Đối với hoạt động bến khách ngang sông thì doanh nghiệp phải có giấy phép hoạt động bến khách ngang sông; văn bản chấp thuận mở bến khách ngang sông;
  • Kinh doanh vận tải biển, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh vận tải biển;
  • Kinh doanh vận chuyển hàng không, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh vận tải hàng không, giấy phép nhân viên hàng không/chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không; vốn pháp định : 300 tỷ đồng đến 1.300 tỷ đồng tùy số lượng tàu bay khai thác;
  • Kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại;  giấy phép nhân viên hàng không/chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không; vốn pháp định (100 tỷ đồng);
  • Kinh doanh vận chuyển hàng không chung không vì mục đích thương mại, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại;  giấy phép nhân viên hàng không/chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không;
  • Kinh doanh vận tải đường sắt đô thị, doanh nghiệp phải đảm bảo:
    1. Hệ thống đường sắt đô thị khi được đưa vào kinh doanh, khai thác phải có chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định của pháp luật.
    2. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt, công tác an toàn vận tải đường sắt, trong đó:
      • Người phụ trách bộ phận an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp một trong các lĩnh vực: Xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;
      • Người phụ trách bộ phận an toàn vận tải đường sắt có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực khai thác vận tải đường sắt.
    1. Có ít nhất 03 người quản lý, điều hành doanh nghiệp có trình độ từ đại học trở lên, trong đó:
      • 01 người có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp một trong các lĩnh vực: Xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;
      • 01 người có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực khai thác vận tải đường sắt;
      • 01 người có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, vận dụng, sửa chữa đầu máy, toa xe;
    1. Đối với các tuyến đường sắt đô thị lần đầu tiên đưa vào khai thác, trong thời gian 03 năm kể từ thời điểm bắt đầu khai thác mà chưa bố trí được nhân lực có điều kiện về số năm kinh nghiệm công tác theo quy định nêu trên thì trong 03 năm đầu khai thác phải đảm bảo các điều kiện sau:
      • Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành xây dựng công trình đường sắt, có bằng hoặc chứng chỉ đào tạo chuyển giao công nghệ về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt của tuyến đường sắt đô thị được giao quản lý;
      • Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý khai thác vận tải đường sắt phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành khai thác vận tải đường sắt hoặc kinh tế vận tải đường sắt, có bằng hoặc chứng chỉ đào tạo chuyển giao công nghệ về quản lý, khai thác vận tải của tuyến đường sắt đô thị được giao quản lý;
      • Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý đầu máy, toa xe phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành đầu máy, toa xe, có bằng hoặc chứng chỉ đào tạo chuyển giao công nghệ về đầu máy, toa xe đường sắt đô thị được giao quản lý.
    1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải có đầy đủ các biện pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình vận hành, khai thác.
  • Kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện:
    1. Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt.
    2. Có ít nhất 01 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt.
    3. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt.

luat-hong-phuc-vn-bo-sung-nganh-nghe-kinh-doanh-van-tai

Hồ sơ và thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải

Trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh vận tải, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP,  bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
  • Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).

Sau khi hoàn thiện xong hồ sơ, người đại diện theo pháp luật hiện hành của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền sẽ vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thực hiện việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và nộp đính kèm Hồ sơ bao gồm các tài liệu nêu trên.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh vận tải theo quy định pháp luật với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.

  • Ngành nghề kinh doanh vận tải
  • Mã ngành kinh doanh vận tải đa phương thức
  • Các ngành liên quan đến vận tải
  • Vận tải biển và vận tải đường ống thuộc nhóm ngành nhỏ nào ?
  • Danh mục ngành nghề kinh doanh

Thông tin liên quan