• Luật Hồng Phúc

Bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng

Với những tác dụng tích cực về mặt sức khỏe mà các sản phẩm thực phẩm chức năng mang lại thì đây là một thị trường đầy tiềm năng mà rất nhiều nhà đầu tư mong muốn được đầu tư. Trong trường hợp các nhà kinh doanh đã thành lập doanh nghiệp và muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng thì cần thực hiện thủ tục như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến Quý Khách hàng quy trình bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng là gì?

Theo quy định tại Thông tư 43/2014/TT-BYT thì thực phẩm chức năng bao gồm các thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, kể cả thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

Hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng chính là các công ty phân phối các thực phẩm chức năng đến với người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng có cơ hội được biết, được tìm hiểu và sử dụng các thực phẩm chức năng.

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là thực phẩm do Bộ Y tế quản lý nên các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng cần phải đảm bảo các sản phẩm công ty mình đang kinh doanh phải đảm bảo được các quy định về an toàn thực phẩm, quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố, đăng ký với Bộ Y tế; các sản phẩm thực phẩm chức năng phải được lập báo cáo thử nghiệm kết quả; kiểm nghiệm sản phẩm và đặc biệt là nhãn hàng hóa, nguồn gốc, công dụng, thành phần. Các sản phẩm mỹ phẩm mà doanh nghiệp muốn kinh doanh thì đều phải đảm bảo có đầy đủ tem, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật.

Đối với các công ty kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu cũng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu phải được phép kinh doanh ở Việt Nam, đáp ứng đủ các điều kiện để được lưu hành tại thị trường Việt Nam.

Các ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng được quy định như sau:

  • 1079: Kinh doanh thực phẩm khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Kinh doanh thực phẩm chức năng;
  • 4632: Bán buôn thực phẩm. Chi tiết: Bán buôn thực phẩm; Kinh doanh thực phẩm chức năng.

luat-hong-phuc-vn-bo-sung-nganh-nghe-kinh-doanh-thuc-pham-chuc-nang

Hồ sơ và thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng

Trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP,  bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
  • Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).

Sau khi hoàn thiện xong hồ sơ, người đại diện theo pháp luật hiện hành của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền sẽ vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thực hiện việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và nộp đính kèm Hồ sơ bao gồm các tài liệu nêu trên.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng, doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động kinh doanh đối với sản phẩm này. Việc kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất.

  • Ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
  • Kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu
  • Khởi nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng
  • Mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng
  • Kinh doanh thực phẩm chức năng xách tay
  • Kinh doanh thực phẩm chức năng online
  • Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Thông tin liên quan