• Luật Hồng Phúc

Tìm hiểu về công ước Paris là gì ?

luat-hong-phuc-vn-TÌM HIỂU VỀ CÔNG ƯỚC PARI LÀ GÌ

Tìm hiểu về công ước Pari là gì?

Nói đến Công ước Pari là nói đến công ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các nước thành viên thông qua các nguyên tắc, quy định chung và riêng đối với các quốc gia thành viên tham gia Công ước Paris (thuộc Liên minh).

Vậy, khi tiềm hiểu về Công ước Paris thì ta cần tìm hiểu những nội dung gì? Sau đây, luật Hồng Phúc kính đến quý bạn đọc nội dung tìm hiểu về công ước Paris là gì như sau:

  1. Công ước Paris

Công ước Pari (Paris Convention) là công ước về sở hữu trí tuệ công nghiệp được thông qua vào ngày 20 tháng 03 năm 1883 tại Paris.

 

Việt Nam gia nhập Công ước Paris vào ngày 08 tháng 03 năm 1949.

Công ước Paris gồm 36 điều với các nội dung điểu chỉnh mối quan hệ về sở hữu công nghiệp: quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bằng sáng chế…  với 04 vấn đề lớn:

Vấn đề thứ nhất, nguyên tắc đối xử quốc gia.

Theo đó, quyền sở hữu về công nghiệp giữa người dân là người nước ngoài và người dân bản địa đang sinh sống, làm việc tại một quốc gia hoặc vùng lảnh thổ hoặc giữa hàng hóa, dịch vụ được nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, hình thành trong nước được đối xử bình đẳng như nhau theo quy định pháp luật của nước sở tại nhằm góp phần đảm bảo quyền bình đẳng, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng.

Tuy nhiên, trong nguyên tắc đối xử quốc gia cũng tồn tại những ngoại lệ nhất định về thủ tục xét xử, thủ tục hành chính, thẩm quyền xét xử, việc lựa chọn địa chỉ giao dịch hoặc đại diện được bảo lưu.

Vấn đề thứ hai, quyền ưu tiên.

Theo nội dung Công ước Paris, quyền ưu tiên xuất hiện khi có bất kỳ người nào nộp đơn hợp lệ xin cấp sáng chế hoặc xin đăng ký mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu hàng hóa tại một trong các nước thành viên của Liên minh hoặc người thừa kế hợp pháp của người đó trong một thời hạn nhất định (12 tháng – patent/sáng chế và mẫu hữu ích, 6 tháng – nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp). Theo đó, những đơn nộp sau tại các quốc gia khác nhau sẽ không bị ảnh hưởng do các tài sản sở hữu trí tuệ khác được nộp mà vẫn được hưởng quyền ưu tiên. Điều đó đồng nghĩa, trong thời hạn ưu tiên thì người nộp đơn có quyền suy nghĩ, lựa chọn một hoặc một số quốc gia khác để nộp đơn mà vẫn đảm bảo được quyền lợi.

Vấn đề thứ ba, một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ.

Bảo hộ tạm thời tại cuộc triển lãm quốc tế. Với tính chất là các cuộc triển lãm, trưng bày tại quốc gia khác (có thể đã được bảo hộ hoặc chưa) nên các sản phẩm được trình bày tại cuộc triển lãm mặc nhiên được bảo hộ để đảm bảo quyền lợi của người trưng bày nhưng thời gian bảo hộ không quá 12 tháng – sáng chế và mẫu hữu ích, 6 tháng – nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.

Tên thương mại. Với tính chất là tài sản sở hữu trí tuệ mặc nhiên được công nhận, tên thương mại được tự động bảo hộ mà không cần phải tiến hành đăng ký. Hàng hóa mang tên thương mại bất hợp pháp bị thu giữ khi nhập khẩu vào hoặc nơi xảy ra việc gắn tên tương mại một cách trái phép tại những nước là thành viên Liên minh nơi tên thương mại được bảo hộ.

Sáng chế. Các patent – độc quyền sáng chế cấp cho cùng một sáng chế sẽ độc lập với các patent cấp cho cùng một sáng chế ở những quốc gia khác (kể cả các quốc gia là thành viên của Liên minh hoặc không là thành viên của Liên minh). Đặc biệt, đối với các thiết bị, bộ phận trên thân tàu, máy bay, cần trục, phụ tùng và các thiết bị khác trên tàu thủy; thiết bị hoặc các thiết bị phụ trợ hoặc phương tiện giao thông trên bộ thuộc đối tượng của quyền patent của các nước thành viên tạm thời hoặc ngẫu nhiên đi vào lãnh thổ, lãnh thủy của các quốc gia khác thuộc Liên minh thì không bị coi là xâm phạm quyền của chủ patent.

Kiểu dáng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên của Liên minh theo quy định về sở hữu trí tuệ của quốc gia thành viên.

Nhãn hiệu. nhãn hiệu được đăng ký, bảo hộ độc lập tại các quốc gia của Liên minh, không phụ thuộc vào quốc gia xuất xứ. Nhãn hiệu được bảo hộ bao gồm nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể.

Cạnh tranh không lành mạnh. Các thành viên của Liên minh có trách nhiệm đảm bảo hoạt động cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, bảo vệ tập quán trong kinh doanh.

Vấn đề thứ tư, các quy định về hành chính phục vụ thi hành Công ước.

Theo đó, ở cấp độ quốc gia, mỗi nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm thành lập một cơ quan chuyên môn về sở hữu công nghiệp và một cơ quan Trung ương để công bố các quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ theo Công ước Paris. Ở cấp liên minh, Hội đồng liên minh bao gồm các nước thành viên, Chính phủ của mỗi nước được đại diện bởi một đại biểu cùng thực hiện các nội dung của Công ước Paris. Bên cạnh đó, Hội đồng liên minh bầu ra Ủy ban chấp hành chuẩn bị dự thảo, chương trình nghị sự của hội đồng, thông qua các chương trình, chính sách hàng năm do Tổng giám đốc chuẩn bị… Để thực hiện các công việc hành chính liên quan đến Liên minh, văn phòng quốc tế là cơ quan thực hiện chức năng Ban Thư ký của các cơ quan khác nhau của Liên minh, thu thập và công bố thông tin liên quan đến bảo hộ sở hữu công nghiệp…
2. Đối tượng được bảo hộ theo Công ước Paris
Công ước Paris bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp: paten (patent nhập khẩu, patent hoàn thiện, patent và giấy chứng nhận bổ sung); mẫu hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu (nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ); chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ và chống cạnh tranh không lành mạnh.
3. Phạm vi Công ước Paris
Trong phạm vi lảnh thổ của các quốc gia thành viên đã ký kết Công ước Paris (Úc, Áo, Hà Lan, Hàn Quốc…)
4. Ngôn ngữ của Công ước Paris
Bản gốc Công ước Paris được ký kết bằng tiếng Pháp. Các văn bản chính thức được thể hiện bằng tiếng Anh, Đức, Italia, Bồ Đào Nha, Nga và Tây Ban Nha và các thứ tiếng khác mà Hội đồng có thể chỉ định. Vì vậy, nếu có bất đồng về việc giải tích các nội dung của Công ước Paris thì tiếng Pháp là ngôn ngữ được ưu tiên.

Căn cứ pháp lý: Công ước Paris

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng nội dung tìm hiểu về Công ước Paris là gì theo quy định mới nhất. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

 

 

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan