• Luật Hồng Phúc

Thủ tục mở phòng khám Nha Khoa

Hiện nay nha khoa không còn là thuật ngữ lạ đối với con người, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng và nhu cầu thẩm mỹ của con người là rất cao. Việc mở một phòng khám nha khoa để hoạt động kinh doanh tưởng chừng đơn giản nhưng thực chất lại không phải là điều dễ dàng bởi đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, cần tuân thủ theo rất nhiều quy định của pháp luật. Nhiều vấn đề được đặt ra như cần những điều kiện nào? Cần chuẩn bị hồ sơ hay thủ tục xin cấp giấy phép mở phòng khám nha khoa như thế nào? Vì vậy, bài viết này công ty Luật Hồng Phúc xin cung cấp cho bạn đọc và quý khách hàng những thông tin về thủ tục mở phòng khám nha khoa.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư số 41/2011/TT-BYT
  • Điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 109/2016/NĐ-CP về quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiệ đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế.

luat-hong-phuc-vn-dieu-kien-mo-phong-kham-nha-khoa

Điều kiện mở phòng khám nha khoa

Căn cứ Nghị định 109/2016/NĐ-CP

Để mở phòng khám nha khoa thì cần đáp ứng những điều kiện như sau:

Đáp ứng điều kiện về thiết bị y tế:

Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;

Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa;

Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không phải có thiết bị, dụng cụ y tế có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

Đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất:

Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10 m2 và nơi đón tiếp người bệnh (trừ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông).

Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích ít nhất là 10 m2.

Trường hợp phòng khám chuyên khoa sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ;

Trường hợp phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt có hơn 01 ghế răng thì phải bảo đảm diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2.

Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật.

Đáp ứng điều kiện về đội ngũ nhân sự

Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.

Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Lưu ý: Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn chỉ được đứng tên 1 phòng khám tư nhân

luat-hong-phuc-vn-dich-vu-xin-cap-giay-phep-kinh-doanh-mo-phong-kham-nha-khoa

Dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh mở phòng khám Nha Khoa

Phạm vi hoạt động của phòng khám nha khoa

Phòng khám nha khoa được hoạt động trong phạm vi sau:

Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt;

  • Làm răng, hàm giả;
  • Chỉnh hình răng miệng;
  • Chữa răng và điều trị nội nha;
  • Tiểu phẫu thuật răng miệng;
  • Nắn sai khớp hàm;
  • Thực hiện cắm ghép răng (implant) đơn giản với số lượng từ một đến hai răng trong một lần thực hiện thủ thuật. Riêng cắm răng cửa của hàm dưới được cắm tối đa 04 răng nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện kỹ thuật có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về cắm ghép răng do trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc bệnh viện tuyến tỉnh trở lên cấp
  • Thực hiện điều trị bệnh liên quan đến viêm nhiễm quanh răng, điều trị nội khoa.
  • Thực hiện các tiểu phẫu đơn giản như: sửa sẹo, răng miệng, tiểu phẫu  các vết thương nhỏ 02 cm.
  • Điều trị laser bề mặt;
  • Chữa các bệnh viêm quanh răng;
  • Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng;

Thủ tục mở phòng khám nha khoa

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Cần nộp hồ sơ tại cơ quan của Sở Y tế nơi đăng ký địa điểm phòng khám hoặc trung tâm hành chính công tại địa điểm đăng ký.

Bước 2: Xét duyệt hồ sơ, đến cơ sở phòng khám để kiểm tra

Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
  • Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện nhà nước thực hiện theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện.
  • Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ chưa, giấy tờ có hợp pháp không. Nếu đã đáp ứng điều kiện, bộ phận tiếp nhận sẽ gửi lại bạn Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ và Giấy hẹn trả lại kết quả. Nhưng nếu khi bộ phận tiếp nhận xem xét thấy hồ sơ của bạn chưa đạt đúng theo yêu cầu của pháp luật thì họ sẽ gửi lại cho bạn Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Theo đó sẽ có khoảng 1-2 tháng, chậm nhất là 3 tháng để hoàn thiện.

Sở Y tế sẽ tiến hành một đoàn thanh tra về cơ sở vật chất thực tế của phòng khám đăng kí, kết quả của buổi thanh tra đó sẽ được nhận Biên bản thẩm định hồ sơ và Biên bản thẩm định cơ sở vật chất.

Bước 3: Nhận kết quả xin giấy phép mở phòng khám

Thời gian sau 45 ngày làm việc kể từ khi bạn hoàn thành được hồ sơ hợp lệ thì Sở Y tế sẽ ra kết quả Giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa.

Trên đây là một số quy định về thủ tục mở phòng khám nha khoa mà Luật Hồng Phúc cung cấp đến các bạn đọc. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được giải đáp nhé.

  • mở phòng khám nha khoa cần những giấy tờ gì ?
  • mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền ?
  • mở phòng khám nha khoa cần bằng gì ?
  • mở phòng khám nha khoa hết bao nhiêu tiền ?
  • kinh nghiệm mở phòng khám nha khoa
  • hồ sơ mở phòng khám nha khoa
  • quy trình mở phòng khám nha khoa
  • điều dưỡng mở phòng khám nha khoa

Về tác giả

  1. Vũ Nguyễn

    LUẬT HỒNG PHÚC được thành lập với mục đích cung cấp các giải pháp về thành lập doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các dịch vụ khác cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp – hiệu quả – tối ưu hóa chi phí. Do đó hiện nay chúng tôi vinh dự trở thành nơi tin cậy và là chỗ dựa vững chắc của hơn 800 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi Cam kết mang đến bạn sự hài lòng cả về chất lượng và mức giá.

Thông tin liên quan