- Luật Hồng Phúc
Mã số mã vạch là một trong những cách thức để người ta có thể biết được thông tin của sản phẩm này được sản xuất ở đâu, đơn vị nào là chủ sản xuất, kiểm soát chất lượng của sản phẩm. Ở Việt Nam hiện nay, đăng ký mã số mã vạch đang là vấn đề mà các doanh nghiệp ngày càng quan tâm, việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng hàng giả hàng nhái, cũng như là kiểm soát được tốt hơn các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa của mình. Luật Hồng Phúc xin gửi đến quý khách hàng thủ tục đăng ký mã số mã vạch.
Theo Quyết định 73/QĐ-TĐC của Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lược quy định mã số mã vạch (MSMV) được dùng để nhận dạng tự động các đối tượng và vật phẩm, dịch vụ, tổ chức… (gọi tắt là vật phẩm), dựa trên việc ấn định một mã (số hoặc chữ- số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị đọc (máy quét) có thể đọc được và nhận biết được đối tượng đó một cách chính xác, nhanh chóng.
Gồm 2 phần chính gồm:
– Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân.
– Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.
Tiền tố mã số quốc gia Việt Nam được GS1 (tổ chức mã số, mã vạch quốc tế) cấp cho Việt Nam là “893”.
– GTIN là mã dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh sản phẩm theo tiêu chuẩn GS1 dùng cho sản phẩm như dược phẩm, hàng tiêu dùng, trang thiết bị y tế, nguyên vật liệu thô, dịch vụ cho thuê thiết bị, cho thuê ô tô,…
– GLN là dãy số gồm tiền tố mã doanh nghiệp và số định danh địa điểm theo tiêu chuẩn GS1 dùng cho địa điểm tự nhiên của tổ chức như gửi hàng từ, gửi hàng đến, điểm đọc. GLN còn cung cấp các địa điểm chức năng nội bộ như thùng chứa, cửa ra vào bến cảng/bến tàu, điểm quét/điểm đọc.
– Ngoài ra GS1 còn phân định ra một số mã khác như SSCC, Gsin, GinC, Grai, Giai, GSRn, Gdti, GCn, GPID.
Hiện tại ở Việt Nam đang phổ biến nhất là mã GTIN 13 và GTIN 8. Đây chính là mã số gồm 13 chữ số hoặc 8 chữ số.
Hệ thống tổ chức cấp MSMV bao gồm: Tổ chức tiếp nhận và xử lý hồ sơ, Tổ chức thẩm xét hồ sơ và Cơ quan cấp MSMV.
Tổ chức tiếp nhận hồ sơ MSMV (Tổ chức tiếp nhận): Là tổ chức tự nguyện, có tư cách pháp nhân, có năng lực tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ, được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Tổng cục TCĐLCL) chỉ định.
Tổ chức có nhu cầu được chỉ định làm tổ chức tiếp nhận phải nộp đơn (theo mẫu phụ lục 1) cho Tổng cục TCĐLCL. Nếu đạt các điều kiện thì Tổng cục TCĐLCL sẽ chỉ định làm tổ chức tiếp nhận.
Tổ chức thẩm xét hồ sơ MSMV: Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng (Trung tâm TCCL) thuộc Tổng cục TCĐLCL.
Cơ quan cấp MSMV: Tổng cục TCĐLCL.
Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ đăng ký cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch gồm:
Đăng ký mã số mã vạch như thế nào ?
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp) muốn sử dụng MSMV phải nộp hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV tại các tổ chức tiếp nhận nói trên.
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có địa chỉ ở số 8 – Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội để xin cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch.
Tổ chức tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng MSMV lập hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV.
Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tổ chức tiếp nhận phải chuyển hồ sơ đến Trung tâm TCCL.
Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trung tâm TCCL thẩm xét hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV, đề xuất mã số doanh nghiệp và trình Tổng cục TCĐLCL.
Sau khi nhận đủ hồ sơ do Trung tâm TCCL trình, Tổng cục TCĐLCL xem xét và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV cho Doanh nghiệp, vào sổ đăng ký và gửi thông báo cho Doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan.
Các khoản chi phí đăng ký mã vạch sản phẩm quy định tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC như sau:
– Phí sử dụng mã doanh nghiệp GS1: 1.000.000 đồng/mã;
– Phí sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 300.000 đồng/mã;
– Phí sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 300.000 đồng/mã.
Đối với mã số mã vạch nước ngoài thì mức phí đăng ký sử dụng gồm:
– Hồ sơ ≤ 50 mã sản phẩm: 500.000 đồng/hồ sơ;
– Hồ sơ > 50 mã sản phẩm: 10.000 đồng/mã.
Mức phí duy trì sử dụng mã số, mã vạch được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 232/2016/TT-BTC. Cụ thể như sau:
STT | Phân loại phí | Mức thu (đồng/năm) |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 | |
1.1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) | 500.000 |
1.2 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) | 800.000 |
1.3 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) | 1.500.000 |
1.4 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) | 2.000.000 |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 200.000 |
3 | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 200.000 |
Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch được quy định tại khoản 4, Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN, theo đó:
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp mới không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch trong trường hợp cấp lại ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch đã được cấp.
Đối với hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa không thực hiện thủ tục gia hạn mà vẫn tiếp tục sử dụng mã số mã vạch đó cho sản phẩm, hàng hóa khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực thì sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy đinh tại điểm b khoản 1 Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP.
Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV tự quy định số phân định vật phẩm và lập mã số cho các vật phẩm đó. MSMV được gắn/ghi trên vật phẩm, nhãn hiệu, bao bì, phương tiện vận chuyển và các tài liệu liên quan phù hợp với các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và các quy định hiện hành khác.
Danh mục các mã số vật phẩm phải đăng ký với Tổng cục TCĐLCL (theo mẫu phụ lục 3 Quyết định 73/QĐ-TĐC) thông qua tổ chức tiếp nhận.
Doanh nghiệp không được cho thuê, nhượng lại hoặc uỷ quyền sử dụng MSMV cho doanh nghiệp khác.
Như vậy quy định về đăng ký mã vạch giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể quản lý hàng hóa một cách dễ dàng hơn. Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng quy định thủ tục về đăng ký mã vạch mới nhất. Qúy khách hàng có nhu cầu đăng ký mã vạch có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được tư vấn cụ thể hơn thông qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn