- Luật Hồng Phúc
Thẻ tạm trú có thể thay thế thị thực nên thay vì nộp hồ sơ xin cấp thị thực, người nước ngoài vẫn có thể dùng thẻ tạm trú để lưu trú trong một khoảng thời gian dài ở Việt Nam, xuất cảnh và nhập cảnh vào Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc xin gửi quý khách hàng thông tin về hồ sơ cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài.
Khoản 13 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi năm 2019) (“Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam”) định nghĩa thẻ tạm trú là:
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú được quy định tại Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú được quy định tại Điều 37 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam gồm có:
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú
Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo như trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Đối với thẻ tạm trú ký hiệu NG3 thì cá nhân, tổ chức sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Đối với trường họp cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.
Sau khi nhận được hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Trong 05 ngày nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì nhận hồ sơ, in giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.
Bước 3: Nhận kết quả.
Người nhận đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả để đối chiếu, nếu đầy đủ và đúng người thì yêu cầu ký nhận, yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu phí và trả thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả.
Người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị gia hạn tạm trú gồm có:
Hồ sơ trên nộp tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét gia hạn tạm trú.
Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng toàn bộ quy định về thẻ tạm trú, thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài. Qúy khách hàng có thắc mắc hoặc muốn tư vấn cụ thể hơn có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để biết thêm chi tiết thông qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn