THÀNH LẬP CÔNG TY TRONG KHU CÔNG NGHỆ CAO CẦN ĐIỀU KIỆN GÌ
Hiện này tỉ lệ doanh nghiệp được thành lập trong khu công nghệ cao được hưởng nhiều ưu đãi từ nhà nước, với điều kiện đặc thù của doanh nghiệp nằm trong khu công nghệ cao không giống với các doanh nghiệp bình thường chính vì vậy để được thành lập công ty trong khu công nghệ cao cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định như sau:
Thứ nhất:
Đối với các doanh nghiệp hoạt động công nghệ phải được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao
Theo Quyết định số 3390/QĐ-BKHCN về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ khoa học và công nghệ thì thủ tục xin giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao được thực hiện như sau:
Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao trực tiếp tại trụ sở của Bộ khoa học và Công nghệ hoặc thông qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao
- Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
- Bản thuyết minh doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định tại Điều 6 Luật Công nghệ cao
- Tổng chi bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam phải đạt ít nhất 1% tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu
- Doanh thu bình quân của doanh nghiệp trong 3 năm liền từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt 70% trở lên
- Số lao động của doanh nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động
- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ photo
Trình tự thực hiện:
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Khoa học và Công nghệ có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
Thứ hai: Tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp
Tùy vào quy mô, tính chất và mục đích cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp sau:
Thứ ba: Thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư (nếu doanh nghiệp được thành lập là doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) theo quy định của Luật Đầu tư 2020.
Doanh nghiệp có thể tham khảo trình tự thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư tại https://luathongphuc.vn/thu-tuc-cap-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu/
Thứ tư: Đối với các doanh nghiệp công nghệ cao hoạt động những nghành nghề có điều kiện cần phải đáp ứng các điều kiện trong quá trình hoạt động đầu tư.
Doanh nghiệp có thể tham khảo Luật Đầu tư 2020 quy định về các nghành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện