- Luật Hồng Phúc
Nội dung chính
Cổ phần là tên gọi của một phần vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Cổ phần mang bản chất là quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu, xác lập quyền tài sản của các thành viên đối với công ty cổ phần tương ứng với số lượng cổ phần nắm giữ, quyền ưu đãi của cổ phần nắm giữ (ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại, ưu đãi biểu quyết, ưu đãi khác). Tương ứng với các loại cổ phần khác nhau là các điều kiện mua cổ phần công ty khác nhau.
Với kinh nghiệm trong việc tư vấn hoạt động của các công ty cổ phần cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến cổ phần trong thời gian qua, Luật Hồng Phúc đúc rút ra một số vấn đề chính như sau:
Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau là cổ phần, tuy nhiên, các loại cổ phần khác nhau có vai trò, ý nghĩa khác nhau trong quá trình hoạt đông của doanh nghiệp cũng như quyền và lợi ích của cổ đông. Các loại cổ phần phổ biến gồm:
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn trừ trường hợp góp vốn bằng tài sản có thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này.
Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định sau đây:
Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
Khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các cá nhân, tổ chức có quyền mua cổ phần khi công ty cổ phần thực hiện việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác[8].
Cổ phần là đối tượng được tự do chuyển nhượng trừ cổ phần của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc điều lệ công ty quy định khác[9] đồng thời việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán[10]. Do đó, chủ thể mua cổ phần của doanh nghiêp có thể mua cổ phần khi công ty cổ phần thực hiện việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khá bằng hình thức gián tiếp thông qua chuyển nhượng từ các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp hoặc trực tiếp thông qua thị trường chứng khoán khi công ty chào bán cổ phần đủ điều kiện chào bán.
Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được cấp phép và có thời gian hoạt động liên tục trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm trong thời hạn 02 năm liền trước năm tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp; cơ quan cấp phép của nước nguyên xứ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm và người có liên quan được sở hữu đến 100% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân và người có liên quan chỉ được sở hữu đến 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán khác;
Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khác.
Đối với người liên quan là tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm a, b, c, d, e và g khoản 46 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 phải chào mua công khai khi:
Dự kiến mua cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu đạt từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành của 01 quỹ đóng;
Nắm giữ từ 25% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành của 01 quỹ đóng dự kiến mua tiếp dẫn đến trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu đạt hoặc vượt mức 35%, 45%, 55%, 65%, 75% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành của 01 quỹ đóng;
a) Mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng mới phát hành dẫn đến việc sở hữu đạt các mức theo quy định tại khoản 1 Điều này theo phương án phát hành đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng, Ban đại diện quỹ đóng thông qua;
b) Nhận chuyển nhượng cổ phiếu có quyền biểu quyết, chứng chỉ quỹ đóng đang lưu hành dẫn đến việc sở hữu đạt các mức theo quy định tại khoản 1 Điều này đã được Đại hội đồng cổ đông công ty đại chúng, Ban đại diện quỹ đóng thông qua. Trong các trường hợp này, Đại hội đồng cổ đông, Ban đại diện quỹ đóng phải xác định rõ đối tượng chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng;
c) Chuyển nhượng cổ phiếu giữa các công ty hoạt động theo nhóm công ty bao gồm tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ, công ty con và không dẫn đến trường hợp sở hữu chéo theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
d) Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu trong các đợt đấu giá chứng khoán chào bán ra công chúng, các đợt chào bán khi chuyển nhượng vốn nhà nước hoặc vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác;
đ) Tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu từ hoạt động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;
e) Tặng cho, thừa kế cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng;
g) Chuyển nhượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài.
Trừ trường hợp công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình khi:
Theo yêu cầu của cổ đông khi cổ đông đó không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty hoặc trường hợp khác theo điều lệ công ty[14];
Mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty, mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu;
Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.
Thì công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình phải đáp ứng được các điều kiện:
a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, phương án mua lại, trong đó nêu rõ số lượng, thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá mua lại;
b) Có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu từ các nguồn sau đây: thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;
c) Có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình;
d) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
Ngoài ra, công ty đại chúng không được quyền mua lại cổ phiếu của chính mình khi:
a) Đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán; trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét;
b) Đang trong quá trình chào bán, phát hành cổ phiếu để huy động thêm vốn, trừ trường hợp có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch;
c) Cổ phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công khai, trừ trường hợp được miễn trừ các điều kiện phải đáp ứng;
d) Đã thực hiện việc mua lại cổ phiếu của chính mình trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày báo cáo kết quả mua lại hoặc vừa kết thúc đợt chào bán, phát hành cổ phiếu để tăng vốn không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành, trừ trường hợp được miễn trừ các điều kiện phải đáp ứng.
Đồng thời, trừ trường hợp mua lại cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu trong công ty hoặc mua lại cổ phiếu theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc mua lại cổ phiếu thông qua giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh, công ty không được mua lại cổ phiếu của các đối tượng sau đây:
a) Người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ theo quy định của Luật này;
b) Người sở hữu cổ phiếu có hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
c) Cổ đông lớn theo quy định của Luật này.
Căn cứ pháp lý về điều kiện mua cổ phần doanh nghiệp:
[1] Điểu 115 Luật Doanh nghiệp 2020
[2] Khoản 1, Điểu 117 Luật Doanh nghiệp 2020
[3] Khoản 1, Điểu 118 Luật Doanh nghiệp 2020
[4] Khoản 1, Điểu 116 Luật Doanh nghiệp 2020
[5] Khoản 3 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp
[6] Khoản 1, Điểu 116 Luật Doanh nghiệp 2020
[7] Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020
[8] Điều 14 Luật Chứng khoán 2019
[9] Khoản 1, Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020
[10] Khoản 2, Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020
[11] Điều 77 Luật chứng khoán 2019
[12] Điều 35 Luật chứng khoán 2019
[13] Điều 36 Luật Chứng khoán 2019
[14] Khoản 1, Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020