- Luật Hồng Phúc
Nội dung chính
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất là một trong các vấn đề mà các doanh nghiệp, cá nhân quan tâm. Câu hỏi đặt ra là pháp luật quy định về Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất như thế nào? Và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động này bao gồm những gì? Để trả lời câu hỏi trên bài viết sau Luật Hồng Phúc xin cung cấp cho bạn đọc và quý khách hàng những thông tin về Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 35/2022/NĐ-CP chính phủ ban hành ngày 28 tháng 5 năm 2022 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
- Thông tư 39/2018/TT-BTC Bộ tài chính ban hành ngày 20 tháng 04 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của bộ trưởng bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Căn cứ theo quy định tại khoản 20, 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, thì doanh nghiệp chế xuất được hiểu như sau:
Trong đó, hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Về vấn đề chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất, căn cứ theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp được phép chuyển đổi hoạt động sang hình thức doanh nghiệp chế xuất khi có xác nhận của Chi cục Hải quan chấp thuận cho doanh nghiệp chuyển từ doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất sang doanh nghiệp hưởng chế độ chế xuất. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 78, Thông tư 38/2015/TT-BTC, sửa đổi bởi điểm 2 Khoản 54 Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC, trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất sang doanh nghiệp chế xuất doanh nghiệp cần xử lý tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu như sau:
Doanh nghiệp phải báo cáo số lượng nguyên liệu, vật liệu còn tồn kho; cơ quan hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theo quy định;
Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp phải có trách nhiệm nộp đầy đủ các khoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉ áp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình doanh nghiệp chế xuất sau khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quan hải quan và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận là doanh nghiệp chế xuất. Trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu nếu sau khi chuyển đổi sang doanh nghiệp chế xuất vẫn tiếp tục thực hiện sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thì không phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế với quan hải quan.
Về khu vực hoạt động của doanh nghiệp chế xuất thì được quy định cụ thể như sau:
Khu vực hoạt động của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP cụ thể:
Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại các văn bản sau:
Thứ hai, Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động.
Thứ ba, Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan.
Trên đây là một số thông tin về Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chế xuất mà Luật Hồng phúc cung cấp đến các bạn đọc. Nếu còn những thắc mắc về thông tin này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc để được giải đáp nhé.