• Luật Hồng Phúc

Cách lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, các ngành nghề kinh doanh không còn được thể hiện trên giấy phép kinh doanh như trước đây mà trở thành một cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh và có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (www.dangkykinhdoanh.gov.vn). Do đó, người thành lập doanh nghiệp cần biết cách chọn ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty.

Sau đây, Luật Hồng Phúc kính gửi đến quý bạn đọc cách chọn ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty.

Ngành nghề kinh doanh là gì?

Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực doanh nghiệp được phép thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng ịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm[1], do đó, doanh nghiệp có quyền lựa chọn lĩnh vực ngành nghề kinh doanh để đăng ký trong khuôn khổ quy định pháp luật.

Cách lựa chọn ngành nghề kinh doanh

  • Tùy thuộc vào mục đích, định hướng kinh doanh nhất đinh, doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề chính để thực hiện đăng ký.
  • Ngoài ngành nghề kinh doanh chính, doanh nghiệp lựa chọn thêm một hoặc một số ngành nghề liên quan đến định hướng kinh doanh trong tương lai. Doanh nghiệp cần căn cứ vào nhu cầu sản xuất, hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và trong tương lai gần để lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp, tránh tình trạng phải thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh nhiều lần.
  • Các ngành nghề doanh nghiệp đã đăng ký hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần hệ thống hóa, thể hiện rõ định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng các ngành nghề liên quan, giảm bớt các ngành nghề phụ trợ, bổ sung không nằm trong định hướng kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Việc hệ thống hóa, thể hiện rõ định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp góp phần tạo ấn tượng đối với đối tác, khách hàng… khi tra cứu thông tin về doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).
  • Trường hợp người thành lập doanh nghiệp không biết tên ngành nghề mình đang dự tính kinh doanh có thể tham khảo từ ngành nghề đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trong thị trường cùng ngành bằng cách tra cứu ngành nghề của các doanh nghiệp đó trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Cách ghi ngành nghề kinh doanh

  1. Ghi theo mã ngành kinh tế cấp bốn của hệ thống nghành kinh tế Việt Nam

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống nghành kinh tế Việt Nam áp dụng từ ngày 20/08/2018 để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp[2].

Mã ngành đăng ký kinh doanh được đăng ký là mã ngành kinh tế cấp bốn của hệ thống nghành kinh tế Việt Nam[3]

  1. Ghi theo ngành nghề quy định tại các văn bản chuyên ngành

Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó[4]

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó[5].

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành[6] của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi[7].

cach-lua-chon-nganh-nghe-kinh-doanh

  1. Cách ghi ngành nghề không có trong Hệ thống ngành kinh tế

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.[8]

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành[9] của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi[10].

Căn cứ pháp lý về việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Điều 7 Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

[1] Khoản 1, Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2020

[2] Khoản 1, Điều 7, Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

[3] Khoản 2, Điều 7, Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

[4] Khoản 3, Điều 7, Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

[5] Khoản 4, Điều 7, Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

[6] Khoản 7, Điều 7, Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

[7] Khoản 6, Điều 7, Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

[8] Khoản 5, Điều 7, Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

[9] Khoản 7, Điều 7, Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

[10] Khoản 6, Điều 7, Nghị định 01/2020/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Thông tin liên quan