• Luật Hồng Phúc

Thủ tục và điều kiện hoạt động vận tải gms

  1. Khái niệm về hoạt động vận tải GMS.

Hoạt động vận tải GMS: GMS được hình thành năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). GMS là chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. GMS ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch, thương mại- đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và môi trường. Hạ tầng giao thông là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu, tập trung vào các hàng lang kinh tế, trong đó có Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC) chạy ngang Tiểu vùng từ cảng Đà Nẵng, Việt Nam dọc quốc lộ 9 qua Lào và Thái Lan tới Mianma.

  1. Khái quát chung về hoạt động vận tải GMS.
  • Hợp tác GMS được khởi xướng từ năm 1992, theo sáng kiến của ADB, gồm 6 nước thành viên: Campuchia, Trung Quốc (cụ thể là tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây), Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
  • ADB đóng vai trò là Ban Thư Ký của hợp tác GMS. Trong 25 năm qua, ADB và các đối tác đã đầu tư 21 tỷ USD cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực GMS để xây dựng khoảng 10.000 km đường cao tốc, 500 km đường sắt, và khoảng 2.000 đường dây chuyển tải điện.
  • Mục tiêu của GMS là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước thành viên, đưa tiểu vùng Mekong mở rộng thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á. Để thực hiện mục tiêu đó, GMS hoạt động trên các nguyên tắc hợp tác và lựa chọn dự án không giống với các khuôn khổ hợp tác đa phương khác.
  • Các đề án giao thông cho GMS nhằm xây dựng các hành lang giao thông ưu tiên kết nối tiểu vùng và kết nối giao thông đến các trung tâm dân cư, các điểm đến du lịch, thị trường và các trung tâm hoạt động kinh tế khác.
  • Hạ tầng giao thông cũng là lĩnh vực hợp tác có kết quả nổi bật nhất, tập trung vào 3 hành lang kinh tế chính sau đây:

+    Hành lang kinh tế Bắc- Nam (NSEC);

+    Hành lang kinh tế Đông- Tây (EWEC), đã thông suốt đầu năm 2007 và là hành lang đi vào hoạt động đầu tiên trong tiểu vùng Mê Công;

+    Hành lang kinh tế phía Nam (SEC), dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2010-2012.

  • Trong khuôn khổ Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới (Hiệp định GMS) ký năm 1999, đến nay, các nước GMS đã ký tất cả các Nghị định thư (3 nghị định thư) và các Phụ lục Hiệp định GMS. Mặc dù các quy định của Hiệp định GMS chưa có hiệu lực, song trên thực tế để đáp ứng yêu cầu liên kết và hội nhập kinh tế, các nước GMS đã bước đầu thực hiện thí điểm những quy định của Hiệp định GMS về kiểm tra hải quan tại một số cặp cửa khẩu dọc hành lang EWEC là Mukdahan – Savanakhet và Dansavanh – Lao Bảo.

Quy định hoạt động vận tải GMS

  1. Điều kiện kinh doanh đối với hoạt động vận tải GMS.

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2009/TT-BGTVT và Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT quy định một số điều kiện cụ thể để được hoạt động vận tải GMS.

  • * Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có đủ các điều kiện sau:
  • Tỷ lệ sở hữu vốn: Vốn do công dân Việt Nam nắm giữ trong các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải chiếm từ 51% trở lên trên số vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Tỷ lệ nhân viên: Nhân viên có quốc tịch Việt Nam chiếm từ 51% trở lên trong tổng số nhân viên điều hành của doanh nghiệp, hợp tác xã (tính cho các chức danh: giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã, trưởng các bộ phận thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã).
  • Độ tin cậy:

+    Doanh nghiệp không vi phạm các quy định về hợp đồng kinh tế và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

+    Doanh nghiệp không bị tuyên bố phá sản hoặc đang trong trình trạng tuyên bố phá sản.

  • Trình độ chuyên môn: người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác; có 03 năm trở lên công tác liên tục tại đơn vị vận tải hoặc có 03 năm trở lên làm công tác quản lý vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô).
  • Năng lực tài chính: Phải sở hữu nguồn tài chính đầy đủ để quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, có đủ nguồn tài chính để chi trả cho các hoạt động vận tải. Trong 3 năm liên tiếp đến thời điểm xin cấp phép hoạt động có lãi.
  1. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động vận tải GMS.
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế của doanh nghiệp, hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 89/2014/TT-BGTVT.
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm liên tiếp gần nhất được cơ quan tài chính địa phương hoặc đơn vị kiểm toán xác nhận.
  • Cơ quan cấp phép: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
  • Quy trình cấp giấy phép:

+    Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp 01 bộ hồ sơ cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp, nếu chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo ngay trong ngày làm việc cho doanh nghiệp, hợp tác xã để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức khác, nếu không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải có văn bản gửi doanh nghiệp, hợp tác xã để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

+    Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thực hiện việc cấp giấy phép; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp lệ phí cấp giấy phép theo quy định của Bộ Tài chính.
  1. Quy định về việc thu hồi và cấp lại giấy phép hoạt động vận tải GMS.
  • Thu hồi:

+    Trường hợp trong thời hạn được cấp phép, doanh nghiệp, hợp tác xã vi phạm các quy định về điều kiện cấp phép đã nêu ở trên, cơ quan cấp phép được thu hồi giấy phép đã cấp cho doanh nghiệp.

  • Cấp lại:

+    Hết thời hạn của giấy phép hoặc bị mất giấy phép, doanh nghiệp, hợp tác xã lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới theo quy định nêu trên. Giấy phép cũ hết hạn phải nộp trả cơ quan cấp phép

  • Thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế là 05 năm.

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng quy định hoạt động vận tải GMS theo quy định mới nhất. Khách hàng có vướng mắc có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410 hoặc Emai: Info@luathongphuc.vn / anhpham@luathongphuc.vn

Thông tin liên quan