- Luật Hồng Phúc
Doanh nghiệp sản xuất cà phê cần phải có giấy phép gì không ? Cà phê là một loại thức uống được rất nhiều người ưa chuộng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng cà phê với những hương vị, chủng loại khác nhau. Để sản xuất cà phê thì doanh nghiệp cần phải có những giấy phép gì? Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc sẽ hướng dẫn Quý Khách hàng các giấy phép mà doanh nghiệp cần có khi sản xuất cà phê.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại nhưng không phải đăng ký kinh doanh gồm có:
Như vậy các cá nhân, tổ chức sản xuất cà phê không thuộc các trường hợp nêu trên nên bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.
Do cà phê là một loại thực phẩm nên trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới thì chắc chắn hạt cà phê sẽ được thông qua một quy trình với nhiều bước khác nhau dẫn đến không còn giữ nguyên hàm lượng các chất như ban đầu nên việc kiểm nghiệm chất lượng các sản phẩm cà phê thành phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ là rất cần thiết.
Doanh nghiệp sẽ kiểm nghiệm chất lượng cà phê thành phẩm tại bất kỳ tổ chức nào được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm định thực phẩm. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kiểm định các thành phần, hàm lượng có trong sản phẩm. Chỉ tiêu kiểm nghiệm là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật. Sau khi có kết quả, doanh nghiệp sẽ phải nộp hồ sơ thông báo đến Cục An toàn thực phẩm.
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Như vậy trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất cà phê phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm theo trình tự sau:
Trường hợp cà phê có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì doanh nghiệp phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, doanh nghiệp thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh cà phê ngay sau khi gửi thông báo.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc về việc doanh nghiệp sản xuất cà phê cần phải có giấy phép gì. Luật Hồng Phúc là đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng hoàn thiện giấy phép sản xuất cà phê với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410 hoặc liên hệ qua emai: Info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn.
Thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất cà phê