Hiện tại việc đầu tư vào các dự án ngoài khu công nghiệp đang được nhiều nhà đầu tư để ý. Vậy quy trình thủ tục đầu tư dự án ngoài khu công nghiệp bao gồm những bước nào? Thủ tục ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Các bước đầu tư vào dự án ngoài khu công nghiệp cơ bản như sau:
- Bước 1: Quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Bước 2: Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch
- Bước 3: Thủ tục về cho thuê đất, giao đất và thủ tục đánh giá tác động môi trường.
- Bước 4: Thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
- Bước 5: Thẩm định về thiết kế xây dựng công trình và cấp giấy phép xây dựng.
Quy trình thủ tục đầu tư dự án ngoài khu công nghiệp
Sau đây là cụ thể của từng bước để các bạn nắm rõ:
Bước 1: Quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Các chủ đầu tư cần quan tâm đến các thông tin sau:
- Cơ quan đầu mối tiếp nhận: Ban Quản lý Khu kinh tế tiếp nhận hồ sơ đối với các dự án thực hiện khu kinh tế, khu công nghiệp thông qua Trung tâm hành chính công
Thẩm quyền giải quyết
Thời hạn giải quyết:
- Đối với dự án thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh: Tối đa không quá 35 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý Khu kinh tế: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Đối với trường hợp phải cấp hoặc có yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế cấp trong thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền.
Bước 2: Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch
Theo quy định tại Điều 10, “Trường hợp dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) thì tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng…
- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ “thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng không quá 01 tháng”.
- Phòng chuyên môn UBND cấp huyện (phòng quản lý đô thị hoặc phòng kinh tế hạ tầng) nhận hồ sơ 01 ngày.
- Phòng chuyên môn UBND cấp huyện thẩm định: không quá 08 ngày (giảm 50%, thời gian thẩm định không tính thời gian lấy ý kiến các Sở ngành, đơn vị có liên quan).
- Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định (theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ).
- Thành phần hồ sơ: thực hiện theo quy định tại Điều 17- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
Bước 3: Thủ tục về cho thuê đất, giao đất và thủ tục đánh giá tác động môi trường.
Nhà đầu tư thực hiện một trong 04 loại thủ tục sau:
- Thủ tục giao đất đã giải phóng mặt bằng
- Thủ tục giao đất chưa giải phóng mặt bằng
- Thủ tục cho thuế đất đã giải phóng mặt bằng
- Thủ tục cho thuê đất chưa giải phóng mặt bằng
Nội dung của từng loại thủ tục trên là:
- Nhà đầu tư lập thủ tục đề nghị được giao hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án sau khi đất thuộc diện thu hồi đã được thu hồi
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là UBND cấp tỉnh
- Cơ quan nhận hồ sơ, xử lý và giao trả kết quả là Sở Tài nguyên và môi trường.
- Thời gian giải quyết: Từ 12 đến 20 ngày làm việc tùy từng loại thủ tục, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Nhà đầu tư cần thiết lập Báo cáo đánh giá tác động của môi trường (ĐTM) hoặc Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo quy định để được thẩm định hoặc cấp phiếu xác nhận cam kết bảo vệ môi trường làm cơ sở cho việc lập các thủ tục về sử dụng đất và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là UBND cấp tỉnh đối với Báo cáo (ĐTM); UBND các huyện đối với Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; Ban quản lý đối với các dự án trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.
- Cơ quan nhận hồ sơ và giao trả kết quả là Sở Tài nguyên và Môi trường đối với Báo cáo (ĐTM); Văn phòng UBND cấp huyện đối với Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường; Ban quản lý đối với các dự án trong Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.
- Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 30 ngày làm việc đối với Báo cáo (ĐTM) và 5 ngày làm việc đối với Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Bước 4: Thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
- Nhà đầu tư có dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Bước 5: Thẩm định về thiết kế xây dựng công trình và cấp giấy phép xây dựng.
Thành phần hồ sơ và biểu mẫu:
- Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ thẩm định Thiết kế cơ sở của dự án
- Thành phần hồ sơ: thực hiện theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ (viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP).
- Số lượng hồ sơ: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng (viết tắt là Thông tư số 18/2016/TT-BXD).
Thẩm định Thiết kế bản vẽ thi công
- Thành phẩn hồ sơ: thực hiện theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
- Số lượng hồ sơ: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư số18/2016/TT-BXD.
Thành phần hồ sơ cấp giấy phép xây dựng:
- Thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 10 và Điều 15 Thông tư số 15/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng)
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ pháp lý; 02 bộ bản
Trên đây là những thông tin hữu ích về Quy trình thủ tục đầu tư dự án ngoài khu công nghiệp. Mọi thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ chúng tôi qua tổng đài hotline để được tư vấn miễn phí. Chúc bạn thành công!