- Luật Hồng Phúc
Nội dung chính
Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2020 được ban hành đã có nhiều quy định mới, trong đó có quy định về con dấu doanh nghiệp được thay đổi so với luật doanh nghiệp 2014. Vậy những quy định đó được quy định thế nào? Bài viết sau, Luật Hồng phúc sẽ tư vấn cụ thể những thông tin về Quy định về con dấu doanh nghiệp cho quý khách hàng.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Luật giao dịch điện tử.
Con dấu bao gồm con dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc con dấu dưới dạng chữ ký số theo quy định của luật giao dịch điện tử. Loại, số lượng, hình thức và nội dung con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị khác do doanh nghiệp tự quyết định.
Việc quản lý và lưu giữ con dấu được thực hiện theo điều lệ công ty hoặc điều lệ do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị khác có con dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng con dấu để thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Luật Doanh nghiệp 2020 công nhận hai hình thức con dấu doanh nghiệp, bao gồm:
Quy định chính thức công nhận chữ ký số là con dấu của công ty. So với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, đây là nội dung hoàn toàn mới. Chữ ký số đã được Nghị định 130/2018/NĐ-CP giải thích khái niệm. Theo đó có thể hiểu đơn giản, chữ kí số là một dạng chữ ký điện tử được mã hóa các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.
Việc đưa chữ ký điện tử làm dấu của doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn trong việc sử dụng dấu thay vì chỉ sử dụng con dấu khắc như hiện nay.
Tại Luật Doanh nghiệp 2020, quy định bắt buộc về thông tin thể hiện trên nội dung con dấu đã được bãi bỏ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tự quyết định loại con dấu, số lượng, hình thức và nội dung con dấu. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ có toàn quyền quyết định nội dung nhãn hiệu mà mình sử dụng mà không bị ràng buộc bởi pháp luật.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp được độc lập xác định loại, số lượng, hình thức và nội dung con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác.
Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Đây là các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020.
Như vậy, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của mình theo nội dung ghi nhận trong điều lệ công ty. Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế quyền quyết định trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu.
Khi giao dịch với đối tác, việc có sử dụng hay không sử dụng con dấu trên văn bản, giấy tờ do Điều lệ của công ty quy định và do sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đối tác.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, việc quản lý và lưu giữ con dấu còn được thực hiện theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có thể tự ban hành quy chế đối với việc sử dụng con dấu của công ty mình.
Bên cạnh đó, quy định mới còn hạn chế trường hợp sử dụng con dấu của doanh nghiệp. Nhưng từ ngày 01/01/2021, hai bên trong giao dịch sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng con dấu mà chỉ được sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Về hình thức con dấu: Doanh nghiệp có thể chọn hình thức cho con dấu:
Trên đây là những quy định về con dấu doanh nghiệp mà Luật Hồng phúc cung cấp đến quý khách hàng. Nếu còn những thắc mắc về thủ tục này hay bất kỳ vấn đề pháp lý gì khác thì đừng quên liên hệ Luật Hồng Phúc để được giải đáp các vấn đề liên quan sau: