• Luật Hồng Phúc

Khi nào cần làm thủ tục phá sản ?

Khi nào cần làm thủ tục phá sản doanh nghiệp? Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đang “chết’ nhưng doanh nghiệp vẫn không tự giải thể công ty hoặc mở thủ tục phá sản. Một phần là các doanh nghiệp không biết khi nào nên làm thủ tục phá sản công ty hay giải thể công ty và một phần có thể là vì khi mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, các chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng đến danh dự, ảnh hưởng đến sự nghiệp. Tuy nhiên, khi không làm thủ tục phá sản công ty thì doanh nghiệp nợ sẽ càng nợ, các chủ doanh nghiệp sẽ còn phải chịu nhiều rủi ro khác nữa. Trong bài viết dưới đây, Luật Hồng Phúc xin gửi tới Quý khách hàng thông tin về khi nào doanh nghiệp cần làm thủ tục phá sản công ty.

  1. Phá sản là gì?

Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014 quy định: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

Một doanh nghiệp lầm vào tình trạng phá sản phải thỏa mãn 02 điều kiện là phải mất khả năng thanh toán và phải bị Tòa an nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Vậy mất khả năng thanh toán là gì? Doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014). Các khoản nợ ở đây được hiểu là các khoản nợ có bảo đảm và cả các khoản nợ không có bảo đảm.

Sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì chính doanh nghiệp đó hoặc các chủ nợ yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản và Tòa an nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản khi có đủ điều kiện.

  1. Khi nào doanh nghiệp cần làm thủ tục phá sản công ty?

Trong rất nhiều tường hợp khi lâm vào tình hình khó khăn, các doanh nghiệp không biết nên lựa chọn hình thức giải thể hay phá sản. Tuy nhiên khi xét về điều kiện để giải thể và phá sản thì doanh nghiệp sẽ biết khi nào mình cần làm thủ tục phá sản.

Để làm thủ tục giải thể, doanh nghiệp phải đảm bảo không còn bất kỳ khoản nợ nào đối với người lao động, các chủ nợ và cơ quan nhà nước. Khi đó, doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh để thông báo giải thể. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp không thể trả các khoản nợ cho người lao động, cho các chủ nợ hay các cơ quan nhà nước và không có khả năng phục hồi thì doanh nghiệp nên làm thủ tục phá sản.

Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đang nợ rất nhiều nhưng họ cũng không yêu cầu Tòa án tuyên phá sản vì họ biết họ vẫn có thể phục hồi kinh kế, xoay sở và muốn tạo dựng lại doanh nghiệp thì họ sẽ không yêu cầu mở thủ tục phá sản. Ngoài ra cũng có rất nhiều doanh nghiệp không thể yêu cầu mở thủ tục phá sản vì doanh nghiệp không đủ tiền để nộp chi phí phá sản. Thậm chí có cả những doanh nghiệp ngừng kinh doanh đã lâu, không có báo cáo tài chính thì cũng không đủ điều kiện về thủ tục, hồ sơ để mở thủ tục phá sản.

Như vậy, khi không còn khả năng  thanh toán cho tất cả các chủ nợ và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không còn có khả năng phục hồi thì doanh nghiệp nên làm thủ tục phá sản.
Khi nào cần làm thủ tục phá sản

  1. Hệ quả của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp?

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh dưới sự giám sát của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm các hoạt động mà doanh nghiệp bị cấm như:

  • Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
  • Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật phá sản 2014;
  • Từ bỏ quyền đòi nợ;
  • Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

thì Tòa án sẽ tuyên bố các giao dịch trên vô hiệu và Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên phá sản thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này đã chết và không còn nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ. Đối với những tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ bị thanh lý và được thanh toán theo thứ tự sau:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Chung quy lại phá sản là điều không ai mong muốn xảy ra, nhưng nếu việc phá sản không may xảy ra thì doanh nghiệp, người lao động, chủ nợ… có thể yêu cầu dịch vụ làm thủ tục phá sản doanh nghiệp. Luật Hồng Phúc đã giới thiệu giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục làm hồ sơ phá sản. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được tư vấn cụ thể hơn thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

Thông tin liên quan