• Luật Hồng Phúc

Điều kiện thành lập tổ chức tín dụng

Quy định về điều kiện thành lập tổ chức tín dụng là ngành nghề gắn liền với việc luân chuyển dòng tiền tệ trong quan hệ cung cầu tiền tệ giữa người có nguồn tiền nhàn rỗi sang người có nhu cầu sử dụng tiền tệ trong sản xuất, đầu tư, hay giữa người đi vay và người cho vay. Do đó, hoạt động của các tổ chức tính dụng góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, tác động gián tiếp đến an ninh xã hội.

Trước những vai trò quan trọng của các tổ chức tín dụng, pháp luật đã có những điều chỉnh nhất định đối với các tổ chức tính dụng từ điều kiện hoạt động, quá trình hoạt động cho đến việc giải thể. Vậy pháp luật quy định về điều kiện thành lập các tổ chức tín dụng như thế nào? Sau đây, Luật  Hồng Phúc xin giải đáp vấn đề trên như sau:

Đầu tiên, tổ chức tính dụng là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung 2017 thì : “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.”

Các loại hình tính dụng bao gồm:

  • Ngân hàng (ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài…)
  • Tổ chức tính dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…)
  • Tổ chức tài chính vi mô
  • Quỹ tính dụng nhân dân

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Điều kiện của các tổ chức tín dụng

Để đi vào hoạt động, các tổ chức tính dụng ngoài việc phải tuân thủ các điều kiện trong việc thành lập doanh nghiệp thì còn phải đáp ứng các điều kiện thành lập tổ chức tín dụng đặc thù của lĩnh vực tài chính như:

Điều kiện về giấy phép

  • vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định tương ứng với từng loại hình tổ chức tính dụng;
  • Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
  • Đáp ứng các điều kiện về chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập;
  • Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật;
  • Có Điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng đặc thù như tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng các điều kiện khác tương ứng với loại hình tổ chức tính dụng tương ứng.

Điều 20 Luật Các tổ chức tính dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung 2017

Điều kiện khai trương sau khi thành lập tổ chúc tín dụng

Các tổ chức tính dụng có quyền tiến hành hoạt động theo nội dung đã được cấp phép kể từ ngày khai trương. Tuy nhiêm, khác với các loại hình kinh doanh khác, việc khai trương của các tổ chức tính dụng cũng cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật:

  • Đã thông báo với Ngân hàng Nhà nước về các điều kiện khai trương trước 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương và việc khai trương phải được tiến hành trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép.
  • Đã đăng ký Điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước;
  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn điều lệ, vốn được cấp, có kho tiền và có trụ sở đáp ứng các điều kiện thành lập tổ chúc tín dụng theo quy định của pháp luật;
  • Vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động;
  • Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động;
  • Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động;
  • Có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy chế nội bộ về quản lý rủi ro; quy chế về quản lý mạng lưới;
  • Đã công bố thông tin hoạt động;

Theo đó, tương ứng với phạm vi hoạt động được cấp phép thành lập tổ chức tín dụng. Các tổ chức tính dụng phải đảm bảo nguồn tài chính về vốn điều lệ; các chức danh điều hành, quản lý; cơ sở vật chất;… phải đáp ứng các điều kiện nhất định trong suốt quá trình hoạt động.

Căn cứ pháp lý:

Luật Các tổ chức tính dụng 2010, sủa đổi, bổ sung 2017

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng về điều kiện thành lập các tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

Ngoài ra, quý khách tham khảo thông tin thêm hoặc gọi hotline để tư vấn miễn phí

  • Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng
  • Điều kiện thành lập của tổ chức tín dụng
  • Điều kiện thành lập tổ chức tài chính
  • Phân biệt thành lập tổ chức tín dụng với thành lập doanh nghiệp kinh doanh khác
  • Quy chế thành lập tổ chức tín dụng
  • Thẩm quyền thành lập tổ chức tín dụng
  • Thành lập tổ chức tín dụng
  • Thủ tục đăng ký tổ chức tín dụng
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thành lập dưới hình thức nào

Thông tin liên quan