Công bố hợp quy là gì ? Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy. Đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng phải được công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận.
Vậy, công bố hợp quy là gì? Đăng ký công bố hợp quy như thế nào? Sau đây, Luật Hồng Phúc xin trình bày nội dung trên như sau:
Công bố hợp quy là gì ?
Theo quy định tại Khoản 9, Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 thì: “Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.”
Căn cứ: quy chuẩn kỹ thuật quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý cụ thể có thể đánh giá được bằng các phương pháp và phương tiện hiện có ở trong nước hoặc nước ngoài.
Các quy chuẩn kỹ thuật:
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)
- Tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex, …)
- Tiêu chuẩn khu vực (EN,…)
- Tiêu chuẩn nước ngoài: BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v…
Phương thức đánh giá:
- Thử nghiệm mẫu điển hình;
- Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
- Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
- Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
- Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Cơ quan có thẩm quyền chỉ định tổ chức được quyền cấp chứng nhận hợp quy:
Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đăng ký công bố hợp quy như thế nào?
Trình tự đăng ký công bố hợp quy
Việc công bố hợp quy được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đánh giá hợp quy).
Việc đánh giá hợp quy được tiến hành dựa trên kết quả tự đánh giá; kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận (tổ chức chứng nhận); đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định (sau đây viết tắt là cơ quan chuyên ngành).
Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
Thứ nhất:
Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba):
- Bản công bố hợp quy
- Báo cáo kết quả tự đánh giá
- Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy.
Thứ hai:
Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất):
- Bản công bố hợp quy
- Giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật)
- Quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý (hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…))
- Giấy chứng nhận công bố hợp quy phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực (tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…))
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu (trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký)
- Báo cáo tự đánh giá kèm theo mẫu dấu hợp quy và các tài liệu có liên quan.
Căn cứ pháp lý
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- Thông tư 10/2011/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 08/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp
- Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Thông tư 06/2020/TT-BKHCN hướng dẫn và biện pháp thi hành Nghị định 132/2008/NĐ-CP, 74/2018/NĐ-CP, 154/2018/NĐ-CP và 119/2017/NĐ-CP
- Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục công bố hợp quy của Luật Hồng Phúc. Luật Hồng Phúc rất lấy làm vinh hạnh nếu được hỗ trợ thêm nếu Quý khách hàng qua hotline trên website.
Ngoài ra, quý khách có thể tìm hiểu thêm thông tin khác dưới đây:
- Danh mục hàng hóa phải công bố hợp chuẩn hợp quy
- Công bố hợp quy tiếng Anh là gì
- Bản công bố hợp quy tiếng Anh là gì
- Mẫu Bản công bố hợp quy
- Dấu hợp quy la gì
- Thời hạn công bố hợp quy
- Quy định về công bố hợp quy
- Bản công bố hợp quy
- Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy
- Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy