• Luật Hồng Phúc

Những trường hợp không thuộc diện cấp giấy an toàn thực phẩm

Các trường hợp không cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm được xem như là chứng từ chứng minh cơ sở sản xuất kinh doanh đáp ứng các điều kiện về vệ sinh thực phẩm, tuy nhiên không phải tất cả các cơ sở kinh doanh điều cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm mà có thể có một số cơ sở khi kinh doanh không cần phải có giấy này. Vậy các cơ sở đó là gì? Luật Hồng Phúc sẽ gửi đến khách hàng danh sách các cơ sở không cần phải xin giấy vệ sinh thực phẩm như sau:

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là kết quả của sự kiểm duyệt, kiểm tra, thẩm định của các cơ quan chức năng có thẩm quyền y tế đối với các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh thực phẩm. Các thực phẩm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cơ sở chứng minh được thực phẩm mình sản xuất, kinh doanh đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm, an toàn cho sức khỏe đối với người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẦN XIN GIẤY VỆ SINH THỰC PHẨM

Những trường hợp nào không cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, theo quy định thì đối với những cơ sở kinh doanh, sản xuất thuộc một trong các trường hợp trên thì không cần phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tuy nhiên các cơ sở này cần phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc một trong các trường hợp trên thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới có thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tránh bị phạt theo quy định pháp luật.

Trên đây là toàn bộ những cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mà Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến khách hàng. Khách hàng cần tư vấn thêm về giấy an toàn thực phẩm có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn

Thông tin liên quan