CÁC LOẠI NHÃN HIỆU HIÊN NAY
Nhãn hiệu là một trong các yếu tố giúp doanh nghiệp thành công phát triển, trong thời đại cạnh tranh hiện các loại nhãn hiệu được phân biệt rõ ràng và cũng rất dễ bị sao chép các nhãn hiệu nổi tiếng. Cần phải phân biệt được các loại quy định pháp luật về các loại nhãn hiệu để đảm bảo thực hiện bảo hộ một cách chính xác nhất. Luật Hồng Phúc sẽ giới thiệu đến khách hàng phân biệt các loại nhãn hiệu hiện nay như sau:
Nhãn hiệu là gì?
- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Phân loại nhãn hiệu
- Căn cư vào tính chất và chức năng của nhãn hiệu có thể phân loại nhãn hiệu dùng cho hàng hóa và nhãn hiệu dùng cho dịch vụ.
Nhãn hiệu hàng hóa: Là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của cá nhân, tổ chức này với cá nhân tổ chức khác. Nhãn hiệu này có thể được gắn trên hàng hóa hay bao bì của các loại hàng hóa đó. Tuy nhiên các nhãn hiệu mang tính chất mô tả, có sự liên quan hay là tên gọi của sản phẩm thì sẽ khó có khả năng để đăng ký.
Nhãn hiệu dịch vụ: Là nhãn hiệu để phân biệt dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khách nhau. Nhãn hiệu dịch vụ thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để để người sử dụng dịch vụ có thể dể dàng nhận biết.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ có thể chia ra các loại nhãn hiệu khác như sau: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng.
- Nhãn hiệu tập thể: Theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
- Nhãn hiệu chứng nhận: Theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Nhãn hiệu liên kết: Theo quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
- Nhãn hiệu nổi tiếng: Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra có thể căn cư vào dấu hiệu của nhãn hiệu có thể phân biệt thêm một số nhãn hiệu sau:
- Nhãn hiệu chữ: Là nhãn hiệu gồm những dấu hiệu là các từ, sự kết hợp của các chữ cái có thể phát âm, cụm từ, câu…và những đơn vị tiếng khác cũng như sự kết hợp giữa chúng.
- Nhãn hiệu hình: Là nhãn hiệu thể hiện bao gồm các hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối…
- Nhãn hiệu kết hợp là nhãn hiệu có sự kết hợp giữa các từ ngữ, hình ảnh.
Như vậy Luật Hồng Phúc đã giúp khách hàng có thể phân biệt được các loại nhãn hiệu dựa vào các đặt tính. Khách hàng có nhu cầu tư vấn thêm về nhãn hiệu có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thông qua:
Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410
Emai: info@luathongphuc.vn hoặc anhpham@luathongphuc.vn