• Luật Hồng Phúc

Thông tư số: 48/2015/TT-BYT Quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế

BỘ Y TẾ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 48/2015/TT-BYTHà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

Căn cứ Khoản 5 Điều 68 Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm; nội dung, hình thức kiểm tra; trình tự kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế.
  2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
  3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm không thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương; cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý từ 02 Bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý từ 02 Bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).
  4. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm và đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm quyết định thành lập.
  5. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
  6. Thông tư này không áp dụng đối với:
  7. a) Hoạt động kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu của cơ quan kiểm tra nhà nước được chỉ định.
  8. b) Kiểm tra hoạt động chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định.

Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra

  1. Tuân thủ nguyên tắc quy định tại Khoản 4 Điều 68 Luật An toàn thực phẩm.
  2. Không chồng chéo về đối tượng, địa bàn và thời gian kiểm tra. Trong trường hợp có sự trùng lặp về kế hoạch kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp dưới và kế hoạch kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp trên, giữa các ngành, các cấp thì xử lý chồng chéo theo nguyên tắc quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Chương II

TRÁCH NHIỆM, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM

 

Điều 4. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra

  1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:
  2. a) Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
  3. b) Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉ
  4. c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm Y tế huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.
  5. d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.
  6. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.
  7. Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật An toàn thực phẩm.

Điều 5. Căn cứ để kiểm tra

  1. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm; quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
  2. Các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
  3. Các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
  4. Các quy định về quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm.
  5. Các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm.
  6. Các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Điều 6. Nội dung kiểm tra

  1. 1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
  2. a) Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tương đương;
  3. b) Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
  4. c) Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;
  5. d) Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm:

đ) Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;

  1. e) Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm);
  2. g) Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);
  3. h) Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
  4. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố:
  5. a) Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc diện cấp giấy), Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩ Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  6. b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu; các quy định khác có liên quan;
  7. c) Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.

Điều 7. Kiểm tra theo kế hoạch

  1. 1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra:
  2. a) Hằng năm, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra căn cứ yêu cầu quản lý, diễn biến tình hình chất lượng sản phẩm hàng hóa, đánh giá tình hình tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; kết quả thanh tra, kiểm tra kỳ trước; tình hình kinh phí và chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng kế hoạch kiểm tra theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.
  3. b) Thời gian hoàn thành xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm như sau: Trước ngày 01 tháng 11 đối với cấp xã, trước ngày 15 tháng 11 đối với cấp huyện, trước ngày 01 tháng 12 đối với cấp tỉnh và trước ngày 15 tháng 12 đối với Cục An toàn thực phẩm. Kế hoạch kiểm tra được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư nà
  4. Thông báo trước kiểm tra: Trước khi tiến hành kiểm tra, cơ quan kiểm tra phải thông báo cho cơ sở được kiểm tra chậm nhất 01 ngày, trừ đối tượng được kiểm tra là cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc diện không phải đăng ký kinh doanh, người kinh doanh thức ăn đường phố.
  5. Tần suất kiểm tra:
  6. a) Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
  7. b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Điều 8. Kiểm tra đột xuất

  1. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra đột xuất trong các trường hợp sau:
  2. a) Khi có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm; các đợt kiểm tra cao điểm và yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên;
  3. b) Khi có cảnh báo của tổ chức trong nước, nước ngoài và các tổ chức quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm;
  4. c) Theo phản ảnh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến an toàn thực phẩm.
  5. Cơ quan kiểm tra không phải thông báo trước việc kiểm tra cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

Chương III

TRÌNH TỰ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA

Điều 9. Trình tự kiểm tra

  1. Ban hành quyết định kiểm tra:

Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm ban hành quyết định kiểm tra gồm các nội dung sau: Địa bàn và phạm vi kiểm tra, hình thức kiểm tra (kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất), thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra, nhiệm vụ của đoàn kiểm tra. Quyết định kiểm tra được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

  1. Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo trình tự sau đây:
  2. a) Công bố quyết định kiểm tra với đối tượng kiểm tra;
  3. b) Tiến hành kiểm tra theo các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này;
  4. c) Lập biên bản kiểm tra: Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này; Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
  5. d) Báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

đ) Ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Điều 10. Xử lý kết quả kiểm tra

Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 69 Luật An toàn thực phẩm. Một số trường hợp cụ thể thực hiện như sau:

  1. 1. Trường hợp vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa hoặc hàng hóa có kết quả kiểm nghiệm mẫu không phù hợp với chỉ tiêu công bố trong bản thông tin chi tiết của sản phẩm hoặc chỉ tiêu ghi trên nhãn sản phẩm kèm theo hồ sơ công bố được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm thì xử lý theo quy định của pháp luật về thu hồi và xử lý sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
  2. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm phải xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, áp dụng văn bản xử phạt vi phạm hành chính như sau:
  3. a) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, về kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là Nghị định 178/2013/NĐ-CP).
  4. b) Vi phạm quy định về công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm; hàng hóa có kết quả kiểm nghiệm mẫu không phù hợp với chỉ tiêu công bố trong bản thông tin chi tiết của sản phẩm hoặc chỉ tiêu ghi trên nhãn sản phẩm hoặc không phù hợp với chỉ tiêu công bố áp dụng, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định an toàn thực phẩm xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 80/2013/NĐ-CP) hoặc Nghị định số 178/2013/NĐ-CP.
  5. c) Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP.
  6. d) Vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cá

đ) Vi phạm quy định trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán thực phẩm là hàng giả, hàng cấm xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

  1. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn để xử lý hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Báo cáo kết quả kiểm tra

Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả kiểm tra với Thủ trưởng của cơ quan ra quyết định kiểm tra theo nội dung quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2016.

Điều 13. Điều khoản tham chiếu

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ: Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng;
– Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Tổng cục thuộc Bộ Y tế;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
– Y tế các Bộ, ngành;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Chi Cục ATVSTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
– Lưu: VT, ATTP, PC (02b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Long

 

PHỤ LỤC SỐ 01

KẾ HOẠCH KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:       /KH-……….., ngày …. tháng …. năm …..

 

KẾ HOẠCH

Kiểm tra an toàn thực phẩm năm…….

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

Căn cứ …….. (Luật và Nghị định liên quan);

Căn cứ Thông tư số ……/2015/TT-BYT ngày    tháng    năm 2015 của Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

(Cơ quan kiểm tra) xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm năm ……….. như sau:

  1. Mục đích, yêu cầu
  2. Mục đích
  3. Yêu cầu
  4. Nội dung kế hoạch
  5. Nội dung kiểm tra
  6. Đối tượng, phạm vi, địa bàn kiểm tra
  7. Thời gian tiến hành
  8. Đoàn kiểm tra
  9. Kinh phí

III. Tổ chức thực hiện

(Phân công trách nhiệm thực hiện cho các đơn vị, cá nhân liên quan).

 

Nơi nhận:
– …….;
– Lưu: VT…..
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 02

QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:        /QĐ-…..…….., ngày …. tháng …. năm …..

 

QUYẾT ĐỊNH

Kiểm tra an toàn thực phẩm .…….

THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN (1)

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ …….. (Luật và Nghị định liên quan);

Căn cứ Thông tư số ……/2015/TT-BYT ngày    tháng    năm 2015 của Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

Căn cứ (2)

Căn cứ kế hoạch … (yêu cầu quản lý hoặc chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên) (3);

Theo đề nghị của ………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Kiểm tra an toàn thực phẩm ….

Hình thức kiểm tra: (Định kỳ hoặc đột xuất)

Thời hạn kiểm tra: (ghi số ngày kiểm tra kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra)

Thời kỳ kiểm tra: (ghi từ ngày … tháng … năm đến thời điểm kiểm tra)

Điều 2. Thành lập đoàn kiểm tra gồm các thành viên sau:

  1. Họ tên và chức vụ: ……………………………………….. Trưởng đoàn
  2. Họ tên và chức vụ: ……………………………………….. Thành viên
  3. ………………………..

Điều 3. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ:

(Ghi nhiệm vụ của đoàn kiểm tra)

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Ghi các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

Nơi nhận:
– Như Điều ….;
– Lưu: VT, ….
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

______________

(1) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định;

(2) Văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ra quyết định.

(3) Ghi kế hoạch kiểm tra được phê duyệt nếu là kiểm tra theo kế hoạch; nếu là kiểm tra đột xuất thì ghi lý do theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

 

PHỤ LỤC SỐ 03

BIÊN BẢN
KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA…………

——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:        /BB-…..…….., ngày …. tháng …. năm …..

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Thực hiện Quyết định số     /QĐ-…. ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………. hôm nay vào hồi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số…….của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm …… ………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

ĐT: …………………………… Fax: ……………………………………………….

  1. Thành phần tham gia buổi làm việc
  2. Đoàn kiểm tra:

(1). ………………………….           chức vụ:                     Trưởng đoàn

(2). ………………………….                                              Thành viên

(3). ………………………….

  1. Đại diện cơ sở được kiểm tra:

(1). ………………………….           chức vụ:

(2). ………………………….

  1. Với sự tham gia của (nếu có):

(1). ………………………….           chức vụ:

(2). ………………………….

  1. Nội dung và kết quả kiểm tra
  2. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số: …………………………..

……………………………………………………………………………………………………

– Số người lao động: ………….. Trong đó: Trực tiếp: ……………… Gián tiếp: …………

– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: …………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm …………………………………………………………………………………

– Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP và tương đương ………………. (nếu có).

  1. Công bố sản phẩm:

– Tổng số sản phẩm cơ sở đang sản xuất, kinh doanh: ……………………………………

– Số sản phẩm có hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/công bố hợp quy còn hiệu lực: ……………………………………………………………………………………………..

– Số sản phẩm có hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/công bố hợp quy hết hiệu lực: …………………………………………………………………………………………………

– Số sản phẩm không có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy: ……………………………………………………………………

– Các nội dung khác: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

  1. Ghi nhãn sản phẩm:

– Số sản phẩm kiểm tra về ghi nhãn: …………………………………………………………

– Số sản phẩm có nhãn đúng quy định: ………………………………………………………

– Số sản phẩm có nhãn không đúng quy định: ………………………………………………

– Đánh giá việc chấp hành của cơ sở: ………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………

  1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:

– Điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ: ………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

– Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm: ………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

– Quy trình sản xuất, chế biến: ………………………………………………………………….

– Vận chuyển và bảo quản thực phẩm: …………………………………………………………

– Nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm: …….

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

  1. Kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

  1. Quảng cáo sản phẩm:

– Số sản phẩm đang quảng cáo: ……………………………………………………………….

– Số sản phẩm có Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: ………………………………………

– Số sản phẩm không có Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: ………………………………

– Đánh giá việc chấp hành của cơ sở: …………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

  1. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

  1. Lấy mẫu kiểm nghiệm:

Đoàn kiểm tra lấy mẫu để kiểm nghiệm (có biên bản lấy mẫu kèm theo)

(Yêu cầu cơ sở cung cấp đầy đủ hồ sơ công bố sản phẩm (bản photocopy có đóng dấu của cơ sở) của những sản phẩm có lấy mẫu để làm cơ sở đánh giá kết quả).

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

III. Kết luận, kiến nghị và xử lý

  1. Kết luận

1.1. Các nội dung cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tốt: ……………………………..

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

1.2. Những mặt còn tồn tại: ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….

  1. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

2.2. Kiến nghị của cơ sở sản xuất đối với Đoàn kiểm tra

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

  1. Xử lý, kiến nghị xử lý …………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

  1. Ý kiến của cơ sở được kiểm tra

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Đồng ý với những ý kiến của Đoàn kiểm tra đã nêu trên.

Biên bản kiểm tra được lập xong hồi …… giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ……; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia làm việc và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản được giao cho cơ sở được kiểm tra, 01 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ (Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành thì số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra)./.

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)
Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 04

BIÊN BẢN
KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA…………

——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:        /BB-…..…….., ngày …. tháng …. năm …..

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Thực hiện Quyết định số     /QĐ-…. ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………. hôm nay vào hồi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số…….của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm …… ………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….

ĐT: …………………………… Fax: ……………………………………………….

  1. Thành phần tham gia buổi làm việc
  2. Thành phần đoàn kiểm tra:

(1). ………………………….           chức vụ:                     Trưởng đoàn

(2). ………………………….                                              Thành viên

(3). ………………………….

  1. Đại diện cơ sở được kiểm tra:

(1). ………………………….           chức vụ:

(2). ………………………….

  1. Với sự tham gia của (nếu có):

(1). ………………………….           chức vụ:

(2). ………………………….

  1. Nội dung và kết quả kiểm tra
  2. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số: ……………………………

…………………………………………………………………………………………………….

– Số người lao động: ……………….. Trong đó: Trực tiếp: ……………… Gián tiếp: ……

– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: ………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm …………………………………………………………………………………

  1. Điều kiện an toàn thực phẩm:
TTNội dung đánh giáĐạtKhông đạtGhi chú
1. Điều kiện vệ sinh đối với cơ sở   
1.1Địa điểm, môi trường   
1.2Khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm bảo đảm sạch, cách biệt với nguồn ô nhiễm   
1.3Thiết kế, bố trí khu vực chế biến (bếp) theo nguyên tắc một chiều   
1.4Tường xung quanh khu vực chế biến (bếp) đảm bảo sạch, dễ vệ sinh   
1.5Sàn nhà sạch, đồ vệ sinh, không đọng nước   
1.6Khu vực ăn uống (phòng ăn) cho khách đảm bảo vệ sinh   
1.7Kho bảo quản thực phẩm đảm bảo các điều kiện vệ sinh theo quy định   
1.8Hệ thống cung cấp nước cho chế biến đảm bảo vệ sinh   
1.9Hệ thống xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh   
1.10Phòng thay quần áo bảo hộ lao động   
1.11Nhà vệ sinh cách biệt với khu chế biến, phòng ăn   
1.12Các nội dung khác:   
     
     
     
2. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ   
2.1Phương tiện rửa tay và khử trùng tay   
2.2Thiết bị phòng chống côn trùng, động vật   
2.3Quần áo bảo hộ lao động, mũ chụp tóc, mạng   
2.4Trang thiết bị, dụng cụ giám sát, bảo quản thực phẩm   
2.5Thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến bảo đảm hợp vệ sinh và riêng biệt đối với thức ăn sống và thức ăn chín   
2.6Thiết bị, dụng cụ bảo quản, che đậy thức ăn đã được chế biến   
2.7Thiết bị, dụng cụ để kẹp, gắp, xúc thức ăn   
2.8Có trang thiết bị, dụng cụ, tủ lưu mẫu theo quy định   
2.9Dụng cụ chứa đựng chất thải đảm bảo kín, có nắp đậy   
2.10Kho bảo quản thực phẩm có các trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm việc bảo quản thực phẩm (có giá, kệ, trang thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại, điều hòa, ẩm kế…)   
2.11Các nội dung khác   
     
     
     
3. Điều kiện về con người   
3.1Nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm thay đồ bảo hộ, mũ chụp tóc, tháo bỏ mọi trang sức, cắt ngắn móng tay, đeo găng tay khi chế biến thực phẩm   
3.2Phụ trách bộ phận nắm được nguyên tắc một chiều và thực hiện đúng nguyên tắc   
3.3Phụ trách bộ phận, nhân viên nắm được kỹ thuật kiểm thực ba bước và có tiến hành kiểm thực ba bước theo đúng kỹ thuật   
3.4Phụ trách bộ phận, nhân viên nắm được phương pháp lưu mẫu và thực hiện lưu mẫu đúng nguyên tắc   
3.5Các nội dung khác   
     
     
     
4. Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, nguồn nước   
4.1Có hợp đồng về nguồn cung cấp nguyên liệu thực phẩm an toàn   
4.2Phụ gia thực phẩm dùng trong chế biến thực phẩm nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế   
4.3Nước dùng trong chế biến thực phẩm   
4.4Thực phẩm sử dụng để chế biến được đã công bố, nhãn mác đúng quy định, đầy đủ   
  1. Các nội dung khác:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

  1. Lấy mẫu để kiểm nghiệm:

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

III. Kết luận, kiến nghị và xử lý

  1. Kết luận

1.1. Các nội dung cơ sở thực hiện tốt: ……………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

1.2. Những mặt còn tồn tại: ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

  1. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở dịch vụ ăn uống

……………………………………………………………………………………………………

2.2. Kiến nghị của cơ sở dịch vụ ăn uống đối với Đoàn kiểm tra

……………………………………………………………………………………………………

  1. Xử lý, kiến nghị xử lý ………………………………………………………………………

Biên bản kiểm tra được lập xong hồi …… giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ……; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia làm việc và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản được giao cho cơ sở được kiểm tra, 01 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ (Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành thì số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra)./.

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)
Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 05

BIÊN BẢN KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CƠ SỞ KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA…………

——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:        /BB-…..…….., ngày …. tháng …. năm …..

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

Thực hiện Quyết định số     /QĐ-…. ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………, hôm nay vào hồi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số…….của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố …… ………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………

ĐT: …………………………… Fax: ……………………………………………….

  1. Thành phần tham gia buổi làm việc
  2. Thành phần đoàn kiểm tra:

(1). ………………………….           chức vụ:                     Trưởng đoàn

(2). ………………………….                                              Thành viên

(3). ………………………….

  1. Đại diện cơ sở được kiểm tra:

(1). ………………………….           chức vụ:

(2). ………………………….

  1. Với sự tham gia của (nếu có):

(1). ………………………….           chức vụ:

(2). ………………………….

  1. Nội dung và kết quả kiểm tra
  2. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: (Có/Không) …………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

– Số người lao động: ……………….. Trong đó: Trực tiếp: ……………… Gián tiếp: ………

– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: …………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm …………………………………………………………………………………

– Các nội dung khác: ……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….

  1. Điều kiện an toàn thực phẩm:
  2. Tổng diện tích bày bán: ……………………………………………………………………..
  3. Địa điểm, môi trường kinh doanh: …………………………………………………………
  4. Thiết kế, bố trí kinh doanh:
  5. a) Nơi để nguyên liệu: ………………………………………………………………………….
  6. b) Nơi sơ chế, chế biến: ……………………………………………………………………….
  7. c) Nơi bày bán, kinh doanh, ăn uống: ………………………………………………………..
  8. d) Nơi để dụng cụ vệ sinh, thu gom chất thải: ………………………………………………

đ) Khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay (đối với bán hàng rong): ……………….

…………………………………………………………………………………………………….

  1. Nguồn nước sử dụng, nước đá uống: …………………………………………………….
  2. Nguồn gốc thực phẩm: ………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….

  1. Trang thiết bị, dụng cụ:
  2. a) Thiết bị bảo quản nguyên liệu: …………………………………………………………….
  3. b) Dụng cụ chế biến thức ăn sống: …………………………………………………………..
  4. c) Dụng cụ chế biến thức ăn chín: ……………………………………………………………
  5. d) Dụng cụ ăn uống: ……………………………………………………………………………

đ) Dụng cụ chứa đựng thức ăn: ………………………………………………………………

  1. e) Thiết bị dụng cụ bày bán thức ăn (bàn, ghế): ……………………………………………
  2. g) Trang thiết bị vận chuyển thức ăn: ………………………………………………………..
  3. h) Thiết bị bảo quản thực phẩm: ………………………………………………………………
  4. i) Bao bì chứa đựng thức ăn: ………………………………………………………………….
  5. k) Thiết bị vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ: ……………………………………………………
  6. l) Phòng chống côn trùng và động vật gây hại: ………………………………………………
  7. m) Găng tay ni lông dùng 1 lần: ………………………………………………………………
  8. Điều kiện đối với người kinh doanh thức ăn đường phố:
  9. a) Trang phục, vệ sinh cá nhân: ………………………………………………………………
  10. b) Tình trạng sức khỏe: …………………………………………………………………………
  11. Các nội dung khác:

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

  1. 4. Lấy mẫu kiểm nghiệm:

………………………………………………………………………………………………………

III. Kết luận, kiến nghị và xử lý

  1. Kết luận

1.1. Các nội dung cơ sở thực hiện tốt: ……………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

1.2. Những mặt còn tồn tại: ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

  1. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở

……………………………………………………………………………………………………

2.2. Kiến nghị của cơ sở với Đoàn kiểm tra

……………………………………………………………………………………………………

  1. Xử lý, kiến nghị xử lý ………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Biên bản kiểm tra được lập xong hồi …… giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ……; biên bản đã được đọc lại cho những người tham gia làm việc và đại diện cơ sở được kiểm tra cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau, 01 bản được giao cho cơ sở được kiểm tra, 01 bản Đoàn kiểm tra lưu giữ (Trường hợp đoàn kiểm tra liên ngành thì số lượng biên bản sẽ tùy theo số cơ quan tham gia kiểm tra)./.

 

Đại diện cơ sở được kiểm tra
(Ký tên, đóng dấu)
Trưởng đoàn kiểm tra
(Ký tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 06

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
(hoặc TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA…………)

——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:        /BC-…..…….., ngày …. tháng …. năm …..

 

O CÁO

Kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
  2. KẾT QUẢ KIỂM TRA
  3. Các nhóm đối tượng được kiểm tra;
  4. Địa bàn kiểm tra và số cơ sở được kiểm tra;
  5. Tình hình an toàn thực phẩm qua kiểm tra;

(Đánh giá tình hình an toàn thực phẩm theo nội dung kiểm tra quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư).

  1. Tình hình vi phạm, xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm:

(Chi tiết tên cơ sở, hành vi, kiến nghị xử lý)

III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG

  1. KIẾN NGHỊ

(Các phụ lục kèm theo báo cáo: ……………………………)

 

 

Nơi nhận:
– ……;
– Cục ATTP;
– Lưu: VT,……

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
Hoặc TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Thông tin liên quan