• Luật Hồng Phúc

Quyết định số: 1471/QĐ-BCT

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 1471/QĐ-BCTHà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH VỀ LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành được quy định tại Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố;
– Lưu: VT, PC, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Hồ Thị Kim Thoa

 

PHỤ LỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1471/QĐ-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STTTên thủ tục hành chínhLĩnh vựcCơ quan thực hiện
1Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻAn toàn thực phẩmCác đơn vị do Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện
2Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trường hợp bị mất, thất lạc hoặc bị hỏng) đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻAn toàn thực phẩmCác đơn vị do Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện

 

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

  1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ
  2. Trình tự thực hiện:

1.1. Trình tự thực hiện

– Các cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương đăng ký hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm với Cơ quan do Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện (sau đây gọi là Cơ quan cấp Giấy chứng nhận);

– Các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho Cơ quan cấp Giấy chứng nhận trực tiếp hoặc theo đường bưu điện.

– Trình tự cấp Giấy chứng nhận:

+ Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.

+ Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi kết quả thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 (ba) đến 05 (năm) thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành, viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định, thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

+ Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở

Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;

Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.

+ Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở

Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT;

Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 4 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục;

Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;

Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 (một) bản và cơ sở giữ 01 (một) bản.

+ Cấp Giấy chứng nhận

Trong vòng 07 (bẩy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 4 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

1.2. Cách thức thực hiện

– Nộp trực tiếp;

– Qua đường bưu điện.

  1. Thành phần, số lượng hồ

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đóng thành 01 quyển, gồm:

  1. a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 1 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT;
  2. b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  3. c) Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT- BCT;
  4. d) Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

đ) Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (bản sao có xác nhận của cơ sở).

  1. Thời hạn giải quyết:

22 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  1. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân

– Tổ chức

  1. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phân cấp quản lý.

  1. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  2. Phí, lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
  3. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1 quy định tại Phụ lục Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

– Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

  1. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

  1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật An toàn thực phẩm;

– Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

– Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;

– Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

 

  1. II. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ
  2. Trình tự thực hiện:

1.1. Trình tự thực hiện

+ Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

+ Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.

Thủ tục, quy trình cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện như trường hợp cấp lần đầu.

+ Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh.

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

1.2. Cách thức thực hiện

– Nộp trực tiếp;

– Qua đường bưu điện.

  1. Thành phần, số lượng hồ sơ:

2.1. Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng

(1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục Thông tư số 57/2015/TT-BCT.

2.2. Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực

(1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

(2) Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

(3) Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

(4) Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm;

(5) Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất.

2.3. Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất

(1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

(2) Bản sao có xác nhận của cơ sở Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

(3) Bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền văn bản, tài liệu chứng minh sự thay đổi.

  1. Thời hạn giải quyết:

3.1. Trường hợp cấp lại do Giấy chứng nhận bị mất hoặc bị hỏng

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.

3.2. Trường hợp cấp lại do cơ sở thay đổi vị trí địa lý của địa điểm sản xuất; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực

22 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.

3.3. Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.

  1. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

– Cá nhân

– Tổ chức

  1. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
  2. a) Cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phân cấp quản lý;
  3. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC;
  4. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  5. Phí, lệ phí: Theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
  6. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu 3 quy định tại Phụ lục Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

  1. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

  1. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật An toàn thực phẩm;

– Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

– Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;

– Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

 

PHỤ LỤC I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

STTMẪUTÊN MẪU
1Mẫu 1Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất
2Mẫu 2Bản tự đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm
3Mẫu 3Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

 

Mẫu 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……., ngày …. tháng …. năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp)………………

Cơ sở sản xuất (tên giao dịch hợp pháp): ……………………………………………………………..

Địa chỉ tại:………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:……………………………….Fax: …………………………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………….. ; ngày cấp: …….; Cơ quan cấp:……

…………………………………………………………………………………………………………………………

Ngành nghề sản xuất (tên sản phẩm xin cấp giấy chứng nhận) : ………………………………

Công suất, doanh thu: …………………………………………………………………………………………

Tổng số cán bộ công nhân viên (trực tiếp:…gián tiếp:…) (bao gồm cả chủ cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ).

Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở

………………………………………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho cơ sở trên và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trân trọng cảm ơn./.

 

Hồ sơ gửi kèm gồm:

– Bản sao Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm còn hiệu lực;

– Bản sao Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm;

– Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
, ghi rõ họ, tên; đóng dấu (nếu có)

Ghi chú: Đóng dấu áp dụng đối với cơ sở có dấu theo quy định

 

Mẫu 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……., ngày …. tháng …. năm 20…

BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỂ SẢN XUẤT THỰC PHẨM

  1. THÔNG TIN CHUNG

– Tên cơ sở sản xuất: …………………………………………………………………………………………

– Chủ cơ sở sản xuất: …………………………………………………………………………………………

– Địa chỉ:…….. (ghi địa chỉ sản xuất) …………………………………………………………………….

– Điện thoại……………………………………………. Fax ………………………………………….

– Mặt hàng sản xuất: …………………………………………………………………………………………..

  1. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ CON NGƯỜI
  2. 1. Cơ sở vật chất

Diện tích mặt bằng sản xuất: ………………m2 ,Trong đó diện tích để sản xuất:…….. m2;

II.2. Trang, thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến hiện có

TTTên trang, thiết bị

(ghi theo thứ tự quy trình công nghệ)

Số lượngXuất xứThực trạng hoạt động của trang, thiết bịGhi chú
TốtTrung bìnhkém 
1Thiết bị, dụng cụ sản xuất      
2Thiết bị, dụng cụ bao gói sản phẩm      
3Thiết bị bảo quản thực phẩm      
4Thiết bị vệ sinh cơ sở, dụng cụ      
5Dụng cụ lưu mẫu      
6Phương tiện/ thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại      
7Trang phục vệ sinh khi tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu, thực phẩm      
8Trang, thiết bị khác để sản xuất (nếu có)      
8.1       
….       
8.2.       

II.3. Chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất

  1. Tổng số người trực tiếp sản xuất tại cơ sở (bao gồm cả chủ cơ sở): ……….người;
  2. Số người có Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm còn hạn: ………….người;
  3. Số người đã được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp:……………. người;
  4. Số người chưa được cấp:

– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm:……… người;

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm: ………. người;

III. CƠ SỞ TỰ ĐÁNH GIÁ CHUNG

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của cơ sở đã đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo Thông tư 57/2015/TT-BCT ngày tháng 31 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Cam kết của Chủ cơ sở:

Tôi cam đoan các thông tin nêu trong Bản tự đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những thông tin đã đánh giá trên./.

 

 ….., ngày ….tháng …..năm 20 ….
CHỦ CƠ SỞ
Ký, ghi rõ họ, tên; đóng dấu (nếu có)

Ghi chú: Đóng dấu áp dụng đối với cơ sở có dấu theo quy định

 

Mẫu 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……., ngày …. tháng …. năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp) ………………………

Tên cơ sở sản xuất: ……………………………………………………………………………………………

Chủ cơ sở sản xuất: ……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…… (ghi địa chỉ sản xuất) …………………………………………………………………………

Điện thoại……………………………….. Fax ……………………………………………………………

Mặt hàng sản xuất: ……………………………………………………………………………………………..

Công suất, doanh thu: …………………………………………………………………………………………

Đề nghị ……… (ghi tên cơ quan có thẩm quyền cấp)……… cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ:…………………………… (ghi cụ thể tên sản phẩm thực phẩm xin cấp lại), cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận cũ đã được cấp số: …………………..; ngày cấp: ………………………….. ;

Cơ quan cấp ……………………………………………………………………………………………………….

Lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận:

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị Quý cơ quan xem xét chấp thuận./.

 

 ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
, ghi rõ họ, tên; đóng dấu (nếu có)

Ghi chú: Đóng dấu áp dụng đối với cơ sở có dấu theo quy định

 

Mẫu 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

(Tên cơ quan có thẩm quyền được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương phân cấp quản lý an toàn thực phẩm)

Chứng nhận

Cơ sở: …………………………………………………………………………………………………………….

Loại hình sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ :(1)

………………………………………………………………………………………………………………………

Chủ cơ sở: ………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ sản xuất …………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………….Fax: ……………………………………………………….

ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THEO QUY ĐỊNH

 

 Địa danh, ngày …. tháng …. năm 20.,..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Số cấp: ……………../GCNATTPNL-BCT
Giấy chứng nhận có hiệu lực đến
ngày ……../ ………/20 ……………

 

Ghi chú: (1): Ghi cụ thể tên thực phẩm do cơ sở đăng ký và sản xuất

Thông tin liên quan